"Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người" - Fukuzawa Yukichi
"Thích điều nhân mà không thích học thành ra người ngu, thích mưu lược mà không thích học thành ra người tặc, thích điều thẳng mà không thích học thành ra người giảo, thích đức dũng mà không thích học thành ra người loạn, thích cương cường mà không thích học thành ra người cuồng!" - Khổng Tử
"Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự bạo ngược bất công là soi sáng đến hết mức có thể tâm trí của quần chúng và đặc biệt là cho họ tri thức và sự thật." - Thomas Jefferson
"Hòa bình không có nghĩa là hết xung đột; sự khác biệt luôn hiện diện trong quan hệ giữa người và người. Hòa bình là giải quyết sự khác biết đó thông qua những phương pháp ôn hòa; bằng đối thoại, giáo dục, sự hiểu biết; và bằng những cách thức khác mang tính nhân bản." - Dalai Lama

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Đôi điều tai nghe mắt thấy trên đất Lào

 Có thể bạn muốn xem:
 
Đã nhiều lần muốn đi cho biết nước Lào, nhưng đến giờ tôi mới thực hiện được khi đã ở tuổi thất thập...Kể ra là quá muôn, nhưng còn hơn không! Điều thú vị là chuyến đi toàn bằng đường bộ, nên được ngắm ngía cái vùng "đất rộng người thưa" của nước bạn láng giềng đặc biệt. Thời gian ở trên đất Lào thực sự chỉ 5 ngày là quá ngắn để nói về đất nước và con người..., có lẽ chỉ đủ để ghi lại một vài cảm nhận dưới đây.
 
Đất nước xanh, sạch, đẹp

Đi đâu cũng thấy rừng và màu xanh cây cỏ, thích nhất là vùng đất mầu mỡ bạt ngàn  từ Bắc xuống Nam dọc sông Mêkông. Bất giác mình liên tưởng đến đất nước Việt Nam- nơi mà đi đâu cũng thấy toàn người là người với núi đồi trọc lóc loang lổ và nhiều vùng đất ngập trong bụi bậm và rác phế thải...

 Có một điều đáng tiếc là, đến "đất nước triệu voi" nhưng lại chưa được thấy một con voi nào. Thay vào đó mình thấy rất nhiều ô tô các loai, không chỉ tại các thành phố và thị trấn mà tận các vùng nông thôn cũng thấy nông dân dùng xe ô tô đi làm đồng...trông  giống cảnh một số vùng nông thôn Châu Âu vậy! Nhà cửa bên đường cũng khá khang trang sạch đẹp ở đó người dân sống hiền hòa, thảnh thơi, không nhộn nhạo, bon chen...như ở Việt Nam. Có lẽ Lào là một trong những thiên đường còn sót lại giành cho những ai muốn sống một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.

Người Việt nên sang Lào học kinh nghiệm điều hành xe bus 

Hôm đi qua biên giới Thái lan lúc đầu mình rất ngại phải đi bằng xe bus của Lào đoạn từ Vientian đến Cầu Hữu nghị I. Nhưng khi đi mới biết đó là một tuyến xe bus hoàn hảo đến bất ngờ. Có thể nói, không chỉ xe mà cả tài xế và phong cách phục vụ đều đạt chuẩn châu Âu. Xe rất sạch, máy chạy êm, có điều hòa mát rượi, mọi trang thiết bị đều hợp thời và an toàn, cửa xe đóng mở hoàn toàn tự động rất thuận tiện cho hành khách khi lên xuống. Thật không ngờ người Lào rất có ý thức giữ trật tự, vệ sinh và nhường nhịn lẫn nhau khi đi xe, tuyệt đối không có cảnh chen lấn ồn ào và nạn cướp giật  như xe bus ở Việt Nam. 

Cả chiếc xe đồ sộ với hơn 50 ghế ngồi và khách thường xuyên lên xuống tại các bến, nhưng chỉ có một người lái xe kiêm bán vé, thu tiền đồng thời nhận và trả hành lý cho khách nếu có hàng gửi kèm. Có lẽ đây là điều chưa từng thấy với ngành xe bus ở Việt Nam thì phải(?). Thiết nghĩ người Việt không cần đi đâu xa mất thời gian và tốn kém, hãy sang Vientian mà học người Lào vận hành xe bus!
       
Người Việt ra nước ngoài tử tế hơn trong nước? 

Có lẽ "đất lành chim đậu" nên nhiều người Việt đã và đang sang định cư tại Lào, không chỉ ở thành thị mà tại nhiều vùng nông thôn. Trong chặn đi, chúng tôi đã dừng xe ăn trưa tại một quán ăn ven đường ở vùng Trung Lào cách cửa khẩu Cầu Treo độ 200 km. Quán ăn này của một gia đình người Nghệ An mới sang sinh sống được vài năm. Nếu không có mấy giòng chữ Việt trước quán chắc chúng tôi không thể biết họ là người Việt, vì trông họ rất giống người Lào 

Anh chủ quán cho biết, từ khi sang đây gia đình anh được chính quyền và nhân dân địa phương chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh sống và làm ăn. Việc đăng ký cư trú vô cùng đơn giản và thuận tiện. Các quan chức chính quyền địa phương không hề có hiện tượng gây khó dễ hoặc vòi vĩnh tiền bạc... và anh này đã không quên so sánh: "...như thường thấy khi còn ở bên Việt Nam". Từ ngày bắt đầu mở cửa hàng được hơn một năm nay nhưng anh  chỉ phải nộp thuế kinh doanh một lần với số tiền không đáng kể, ngoài ra chưa hề mất một thứ tiền thuế hay lệ phí gì khác. Nghĩa là mọi việc thật thuận tiện đối với họ tại nơi "đất khách quê người" chỉ cách xa quê mình vài trăm km! Đó không phải một vài trường hợp đơn lẽ mà là tình hình chung phổ biến đối với người Việt đang sinh sống tại Vientian và các nơi khác ở Lào. Trong chặng đường về, khi đi qua Pắc xế chúng tôi cũng đã chọn một cửa hàng ăn của người Việt khác mặc dù có người cảnh báo "Cửa hàng này bán đắt lắm!".

 Đó là một cửa hàng mà người chủ là hậu duệ của của một gia đình từ Nam Định di cư vào Nam hồi 1954 rồi sang Lào định cư. Bản thân ông chủ quán được sinh ra tại Lào nhưng nói tiếng Việt rất sõi, vì cả nhà vẫn sử dụng tiếng Việt với nhau và vợ chồng ông cùng con cháu hàng năm vẫn trở về thăm quê tận Nam Định.  Ông tự hào khoe tấm ảnh to treo trên tường có đông đủ các thành viên gia đình, trong đó có người đang định cư tại Mỹ, Úc...; riêng cặp vợ chồng anh con trai thứ vẫn ở lại Pắc xế để kế nghiệp cửa hàng ăn của bố mẹ. Bữa ăn tại cửa hàng này đúng là có đắt hơn so với mặt bằng giá ở Lào. Nhưng đó là môt cửa hàng khá chuyên nghiệp.

Qua những cuộc gặp gỡ trò chuyện với một số người Việt tại Lào, tôi lại nhớ đến những cộng đồng người Việt bên Đan Mạch và Châu Âu hay Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng quen biết và nhận thấy một đặc điểm chung là hầu hết người Việt khi ra nước ngoài đều có cuộc sống tốt và thành đạt hơn khi ở trong nước đồng thời họ cũng luôn gìn giữa tình yêu quê quê hương sâu đậm. Nói cách khác người Việt khi ra nước ngoài thường trở nên tử tế hơn so với trong nước. Vẫn biết "mọi sự so sách đều khập khiểng", nhưng đây là một cảm nhận được chia sẻ bởi rất nhiều người, từ kiều bào đến lưu học sinh và cả những người chưa một lần ra nước ngoài. Lý do tại sao thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng đó là một sự thật.

Đường Trung Quốc tốt hơn đường Việt Nam

 Khi còn ở trong nước tôi cứ nghĩ đường sá ở Lào chắc phải kém hơn ở Việt Nam. Nhưng từ khi bước chân qua Lào ý nghĩ có đã nhanh chóng thay đổi.  Những con đường mà xe chúng tôi đi qua nói chung đều khá phẳng, thậm chí phẳng hơn cả đường Láng-Hòa Lạc, và rất ít ổ gà, trừ một vài đoạn đang thi công sửa chữa. Có một nhược điểm tương tự với Việt Nam là hệ thống biển hiệu chỉ đường thường thiếu rành mạch, khó nhận biết từ xa, khiến người tham gia giao thông khó định hướng khi ngồi trên xe, nên thỉnh thoảng phải dừng xe để hỏi đường cho chắc ăn. Tuy nhiên, nhìn chung, với một đất nước có địa hình rừng núi, dân cư thưa thớt như Lào thì việc quản lý và duy tu bảo dưỡng một hệ thống đường bộ thuận tiện như vậy là rất đáng khích lệ. Riêng tuyến đường 13 nối Bắc và Nam Lào phải nói là một trong những tuyến đường đẹp của Đông Nam Á nhờ địa thế chạy dọc sông Mê công và chạy qua cao nguyên Poloven rộng lớn. Những tuyến đường dẫn đến các cửa khẩu với Việt Nam cũng đang được cải thiện ngày một ngày hai, nhất là từ khi có thỏa thuận thông xe đường bộ giữa hai nước, những tuyến đường này ngày càng trở nên đông nhộn nhịp hơn. Điều này rất thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại và du lịch, đặc biệt tạo điều kiện để nhân dân Lào có thể đến với bờ biển Việt Nam và thưởng ngoạn những thứ mà Lào không có.

Tuy nhiên có một hiện tượng đáng buồn và đáng xấu hỗ liên quan đến chất lượng các con đường mà người Việt Nam đã giúp xây dựng trên đất Lào cũng như trên đất Cămphuchia. Trong chuyến đi này chúng tôi  nhiều lần nghe người dân Lào bông đùa với hai từ "đường Việt Nam", "đường Trung Quốc" để phân biệt những đoạn đường xấu và tốt trên đất nước của họ. Vậy đấy, khi chưa có ai khác để so sánh thì chất lượng những con đường do Việt Nam xây dựng tốt/xấu bạn Lào không mấy để ý. Nhưng  từ khi người Trung Quốc mở rông ảnh hưởng xuống Lào và Campuchia thì những yếu điểm của công nghệ làm đường Việt Nam vốn không chỉ cẩu thả mà còn bị "ăn bớt" đã bắt đầu bộc lộ. Mong rằng các nhà quản lý Việt Nam  hãy coi đây là bài học cuối cùng đối với họ. Dân gian nói: "Ăn trước trả sau, đau hơn hoạn" quả không sai. Cách làm đường như thế không chỉ ảnh hưởng xấu đối với giao thông mà chính là sự lãng phí vốn đầu tư không thể tha thứ, và giờ đây còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của đất nước.

Thay cho lời kết 

Không biết có được mọi người chia sẻ không, nhưng với tôi, nước Lào là một kho báu, cả theo nghĩa đen và bóng, và giữ một vị trí địa chiến lược cực kỳ xung yếu đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tăng cường bành trướng của siêu cường Trung Quốc. Ngược lại, người Lào cũng rất cần dựa vào Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu như một cửa ngõ thông ra Biển Đông và thế giới. Cụm từ "quan hệ đặc biệt" là hoàn toàn chính xác đối với hai quốc gia dân tộc này.  Và phải chăng đã đến lúc để  hai nước "cụ thể hóa" mối quan hệ đặc biệt này theo hai hướng chính là "lên rừng và ra biển" như vốn đã có trong truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân mà tôi thiển nghĩ  không phải chỉ của người Việt Nam mà của người Bách Việt xưa, trong đó có cả các dân tộc Lào? 
 
 
Trần Kinh Nghị

Hãnh diện là người Việt Nam?

Lời bình của Nguyễn Văn Tuấn: Hồi còn nhỏ tôi cũng rất tự hào về người Việt, vì tôi nghĩ người mình thông minh và hiếu học. Thời đó, ai nói xấu người Việt là tôi phản đối ngay. Nhưng khi lớn lên, có dịp tiếp cận nhiều nguồn thông tin, thì tôi bắt đầu có cái nhìn khác. Tôi nghĩ người Việt mình chẳng hơn ai, và cũng chẳng hiếu học (bác Hoàng Tụy nói là “hiếu bằng cấp”) hơn ai. Báo chí VN thì cứ tự ru ngủ rằng người mình tài ba, thông minh xuất chúng. Có giáo sư còn lấy mấy cái huy chương thi Olympic ra để chứng minh rằng người Việt thông minh. Thật là ấu trĩ đến mức không ngờ! (Báo chí mà nói như thế thì có thể còn “tha thứ” được, chứ giới khoa học mà nói như thế thì khó nghe quá). 

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói rằng người mình có thói gian tham, và ông tuyên bố không thể chữa được thói gian tham đó. Mới đọc qua tôi cũng hoang mang, vì không ngờ anh Nhàn mà còn phát biểu mạnh như thế. Nhưng kinh nghiệm của tôi ở Úc thì có phần (chỉ dám nói là “có phần”) nhất quán với nhận định của anh Nhàn. Có khá nhiều gia đình khá giả (có nhà cửa đàng hoàng) dàn kịch để cho bà vợ bị ông chồng hành hung đánh đập có dấu sưng mặt, chảy máu mũi, rồi đi đến các tổ chức tị nạn để xin tá túc. Úc bênh phụ nữ, nên thấy cảnh như thế là cho ở ngay. Tá túc một thời gian, rồi … xin nhà. Căn nhà thứ hai! Nhiều gia đình thành công. Nhưng Nhà nước Úc theo dõi và biết, nên những màn kịch đó bị lật tẩy và xấu hổ cả đám. Sự việc mới bị báo nêu tuần vừa qua, nên làm tôi nhớ đến cái tham của người mình. Tôi chỉ biết hi vọng đó là thiểu số. Nhưng dù là thiểu số thì vẫn ảnh hưởng đến danh dự người Việt.

Do đó, trả lời câu hỏi của ông Huy Phương, “Có hãnh diện là người Việt?”, thì tôi phải nói là “Chưa”. Chưa chứ không phải là “Không”. Tôi nghĩ chỉ khi nào nước mình giàu mạnh lên, người mình văn minh hơn (văn minh như người Thái là tôi mừng rồi) thì lúc đó câu trả lời mới là “Có”. Nhưng lúc đó thì chắc gì tôi còn sống để trả lời. :-)

* * *
Hãnh diện là người Việt Nam?

Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, 
thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?
(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)

Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”

Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.

Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.

Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”

Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.

Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.

Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.

Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.

Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.

Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”

Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.

Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)

Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.

Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.

Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.

Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”

Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”

Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.

Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.

Chúng ta đang nói chuyện người Việt dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:

“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)

Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”

Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”

Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”

Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến! 

Huy Phương 
Theo blog Nguyễn Văn Tuấn

Trí thức với vấn đề tư duy

Đặt vấn đề:
  1. Loài người sở dĩ thành chúa tể của muôn loài là nhờ được Thượng đế ban riêng cho bộ đại não để tư duy. Kết quả của mọi hành vi của loài người, từ lớn đến nhỏ, từ cao siêu đến bình dị, từ phức tạp đến giản đơn, xét đến cùng đều do trình độ năng lực tư duy quyết định.
  2. Trên đất nước ta, từ khi có đường lối đổi mới, giường như đã có trào lưu đổi mới tư duy. Từ các nhà lãnh đạo đất nước, các bộ ngành, các cơ quan, đều nói đổi mới tư duy. Một số bậc thức giả cùng bàn đến thế nào là đổi mới tư duy. Đó là điều đáng mứng cho đất nước. Bởi chính sự đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất, tư duy, hơn gì hết, mới là động lực phát triển đất nước.
  3. Tuy nhiên, hiểu thế nào là đổi mới tư duy sao cho thật đúng, thật tường minh, hẳn là chuyện hoàn toàn không đơn giản mà không tường minh về sự đổi mới tư duy thì chắc chắn ý nghĩa thực tiễn, tác dụng thực tiễn sẽ bị hạn chế, nếu không muốn nói là vô tác dụng.
  4. Để tường minh thế nào là đổi mới tư duy trên phạm vi đất nước hôm nay, không thể không thông qua công việc nghiên cứu, hội thảo khoa học. Và ở đây, vai trò của trí thức phải được đặt lên hàng đầu. Hàng đầu trong việc khai mở nâng cao phẩm chất tư duy cho xã hội. Hàng đầu trong việc tự nâng cao phẩm chất tư duy của chính mính là tri thức. Trong việc nâng cao phẩm chất tư duy của xã hội, trước hết lại phải đặt ra với ngành giáo dục và đào tạo.

I. NHẬN DIỆN TƯ DUY

1. Tư duy là đối tượng nghiên cứu của cả hai ngành khoa học lớn: tự nhiên (sciences natureles) và xã hội (sciences sociales). Với khoa học tự nhiên mà cụ thể là sinh học đã nghiên cứu đại não thần kinh vốn là rất vi diệu. Thành tựu nghiên cứu này ngày một lớn nhưng vẫn chưa phải đã hết vấn đề: Nhờ những thành tựu đó mà y học hiện đại, kết hợp với vật lý học hiện đại, đưa lại những bước tiến phi thường trong việc chữa bệnh cho loài người. Với khoa học xã hội, tư duy là đối tượng nghiên cứu trước hết của tâm lý học, kế đến là triết học, ngôn ngữ học, rồi nữa là giáo dục học, nghệ thuật học, xã hội học, kinh tế học, quân sự học… Các tôn giáo, ví như Phật giáo, cũng đã có những kiến giải rất phong phú về tư duy Phật giáo. Trên thế giới, kể cả ở Việt Nam ta, đã có khoa học về tư duy. Theo chỗ tôi biết, ở Việt Nam ta, công trình nghiên cứu tư duy đáng được quan tâm, trước hết là công trình “Tìm nguồn gốc ngôn ngữ và tư duy” (Recherches sur l’origine du langague et de la conscience) của triết gia Trần Đức Thảo, viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pháp, được dịch ở một số nước, và cũng đã được dịch ra tiếng Việt. Công trình này chính là dựa vào thành tựu của sinh vật học mà tổng kết trên phương diện triết học sự phát triển của ý thức và ngôn ngữ. Trước đó, giáo trình “Biện chứng pháp thần kinh” (1956-1957) cũng đã nghiên cứu từ trạng thái vô sinh đến hữu sinh và phát triển qua các loài từ giun đến bò sát, đến cá, đến chim, đến động vật có vú, đến vượn người, đến người có đại não. Với loài người, sự xuất hiện của ngôn ngữ sẽ khẳng định sự tồn tại của tư duy. Phan Đình Diệu trong một tiểu luận về lịch sử phát triển tư duy cũng cho người đọc thấy sự phát triển là từ tư duy huyền thoại đến suy luận lôgic, đến trí tuệ khoa học (xen vào là tư duy lôgic hình thức), đến tư duy hệ thống… từ trực giác thị giác đến trực giác trí tuệ.

2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, phát hiện, định danh về thế giới tư duy của nhiền ngành, nhiều phương tiện, rất mực phong phú, chứng tỏ sự phong phú, huyền diệu, kể cả sự bí ẩn của tư duy loài người thì có: cảm giác, tri giác, lý tính, trực giác, ý thức, vô thức, tiềm thức, tiền ý thức, cảm xúc, cảm tưởng, cảm tình, cảm thức, tâm thức, tâm tưởng, tâm linh, tâm thế, tâm trạng, tâm khảm, tâm giao, tâm địa, tâm lý, tâm thần, tâm tính, tâm hồn, hoàn hồn, thần kinh, thần sắc, thần thái, thần tình, thần diệu, thần giao, thần giao cách cảm, tinh thần, tư tưởng, ý tưởng, tưởng tượng, liên tưởng, ảo tưởng, mộng tưởng, tương tư, suy tưởng, viễn tưởng, hồi tưởng, hồi ức, hồi vọng, trí tuệ, trí năng, tuệ năng, ngộ, đốn ngộ, giác ngộ, diệu ngộ, nhập diệu, thiền định, nhập thiền, mặc cảm, mặc định, tư duy huyền thoại, tư duy lôgic, tư duy khái niệm, tư duy trừu tượng, tư duy cụ thể, v.v… tư duy văn học, tư duy toán học, tư duy triết học.v.v..

Đúng tư duy là một sản phẩm kỳ diệu tuyệt vời được Thượng đế ban cho loài người và phát triển cùng sự phát triển sự sống của loài người để ngày một xứng đáng là chúa tể của muôn loài.

3. Tính chất cá thể và sự phái sinh của tư duy:

Nhân loại có 6 tỷ người là có 6 tỷ tư duy cá thể. Hai anh em sinh đôi thì mỗi người vẫn là một tư duy. Nhưng tư duy lại đã phái sinh một cách thiên hình vạn trạng theo sự sống thiên hình vạn trạng của loài người. Từ đó mà có tư duy dân tộc, sắc tộc, tư duy giới tính, tư duy lứa tuổi, tư duy theo trình độ học vấn, theo trình độ thể chất, theo cái ngành nghề, theo cái hình thái thiết chế xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, quân sự.v.v..

Theo sự phân ngành phân nhánh trong khoa học tự nhiên và xã hội, vừa ở cấp độ khái quát vĩ mô vừa ở cấp độ vi mô cụ thể. Chỉ nói riêng ở bộ môn văn trong ngành nghệ thuật, đã có tư duy sáng tạo, tư duy lý luận, tư duy phê bình, tư duy nghiên cứu. Riêng trong sáng tác, cũng đã có bao nhiêu là kiểu tư duy liên quan đến từng thể loại. Tư duy văn khác tư duy thơ. Trong văn, tư duy tiểu thuyết khác tư duy truyện ngắn, khác tư duy phóng sự, ký sự, tuỳ bút… Trong thơ cũng vậy, mỗi thể thơ có một kiểu tư duy riêng. Tư duy Đường luật khác tư duy thơ tự do, khác tư duy thơ lục bát. Tư duy trường ca khác tư duy thơ thông thường… Tư duy văn học thời trọng đại khác thời hiện đại. Tư duy được phái sinh không phải là bất biến mà có vận động. Không phải tự biệt lập mà còn có sự đan xen, liên kết.

Rõ ràng ta lại thấy thế giới của tư duy là vô cùng phong phú đa dạng, đa diện, vô cùng huyền diệu, kể cả ví ẩn.

4. Nói qua về sự khác nhau giữa kiểu tư duy phương Đông (trong đó có Việt Nam) với kiểu tư duy phương Tây.

Nói đến vấn đề này, vô hình trung, ít nhiều đã đặt mình vào cái thế chơi vơi bởi lẽ đã gặp phải tính xác định không đơn giản về hai khái niệm Đông Tây mà trong nhận thức lịch sử từng có sự biến đổi này nọ. Tuy vậy, trong giới hạn đó, thực tế đã có người từng nêu lên vấn đề mà không phải là không có điều khả thủ. Với tôi đã thu nhận được hai điều như sau:
a) Sự khác nhau về kiểu tư duy:

Nếu tôi không lầm thì người Việt Nam đầu tiên nói đến sự khác biệt giữa tư duy phương Đông và phương Tây là chủ bút Nam Phong – Phạm Quỳnh khi đã viết: “…. đúng là sự khác biệt cơ bản chia cách phương Đông và phương Tây, châu Á và châu Âu. Một phía là niềm say mê cái tuyệt đối và cái toàn thể, phái kia, chủ ý vào cái ngẫu nhiên và cái riêng biệt”.

Người tiếp sau là học giả Cao Xuân Huy trong sách “Tư tưởng phương Đông – gợi những điềm nhìn tham chiếu” NXB Văn học 1994. ở Thiên II “Phương thức chủ toàn” và phương thức “chủ biệt” của tư tưởng và từ đó mà có hai ngả rẽ Đông Tây khác nhau. Từ quan điểm của hai học giả này, đặc biệt là từ hai khái niệm “chủ toàn” và “chủ biệt”, người ta đã nói tiếp về hai kiểu tư duy: cầu tính” (esprit sphèrique, globale) của phương Đông, tuyến tính (esprit linéaire) của phương Tây. Đặc điểm của tư duy cầu tính là tính hỗn hợp trong tư duy. Do đó kém tinh thần duy lý và khả năng phân tách (analytique). Ngược lại, với kiểu tư duy tuyến tính thì lại rất giàu khả năng phân tách, do đó mà thuận lợi cho việc phát triển khoa học thực nghiệm, khoa học kỹ thuật để tạo ra một nền văn minh vật chất khổng lồ. Học giả Phạm Quỳnh cũng đã viết tiếp: “chỉ cần rút ra từ đó tất cả các hệ quả để khắc hoạ nên những nét của cái nền văn mình phương Tây và phương Đông. Đắm mình trong chiêm ngưỡng cái lý tưởng chăm chăm vào cuộc tìm kiếm và đuổi theo cái tuyệt đối phương Đông đã đông cứng lại trong sự phát triển của mình, dửng dưng với tất cả những tiến bộ của thế giới bên ngoài, không đủ sức chống lại các bộ lạc du mục man dã xâm chiếm đất nước mình… và mỗi lần như vậy lại rơi vào cảnh phụ thuộc nhục nhã, một nỗi kinh hoàng tinh thần” mà cái dân tộc của họ không bao giờ cuộc sống có thể hoàn toàn bình phục được”. Các nhà duy tân đầu thế kỷ XX cũng đã đưa ra hai khái niệm: văn minh tĩnh và văn minh động để nói về sự khác nhau giữa văn minh phươg Đônog và văn minh phương Tây xuất phát từ sự khác nhau về hai kiểu tư duy như trên đã nói.

b. Từ sự khác nhau về tư duy giữa phương Đông và phương Tây cũng đã dẫn đến thực tế: một bên coi trọng chủ nghĩa duy linh, một bên coi trọng chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy linh thiên về hướng nội, chủ nghĩa duy lý thiên về hướng ngoại. Hướng nội nên có đời sống tâm linh phong phú nổi trội. Hướng ngoại nên phát triển khoa học kỹ thuật từ đó tạo ra một nền văn minh vật chất bậc cụ so với phương Đông. Với phương Đông, chữ Tâm có nội dung bao la đầy đặn, khác chữ Tâm của phương Tây. Năm 1937, giáo sư Đặng Thai Mai viết thư hỏi vị nhạc phục là cụ cử nhân Hán học Hồ Phi Thống về tình hình triết học thế giới. Trong bức thư trả lời con rể, vị nhạc phụ vốn say mê triết học này đã nói về cuộc đấu tranh sôi động ở phương Tây giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nhưng lưu ý ông con rể cần phân biệt chữ Tâm của phương Đông và của phương Tây. Một sự lưu ý quá đỗi đích đáng. Với chữ tâm phương Đông, Nguyễn Du chẳng đã viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Xem Từ Hải của Trung Quốc sẽ thấy khối lượng từ tố đứng đầu là chữ tâm rất lớn. Điều đó cũng chứng tỏ ở phương Đông (cụ thể ở Trung Hoa) với văn hoá Hán, chữ Tâm có một vị trí lớn lao biết chừng nào.

Tư duy phương Đông đã tạo ra cho phương Đông một đời sống vật chất rõ ràng là kém phương Tây. Tuy nhiên, việc đánh giá hơn thua ở đây lại không đơn giản. Bởi đã đến lúc cần nhìn thêm vào mặt trái của cái huân chương phương Tây. Phát triển, giàu có phi thường nhưng cũng phá hoại môi sinh một cách phi thường. Chẳng phải đã có người của phương Tây kêu gọi phương Tây hãy tìm về phương Đông, dĩ nhiên là phương Đông cổ trung đại vốn coi trọng đời sống tinh thần, có đời sống tâm linh siêu hình nhưng lại có ý nghĩa thực tiễn không nhỏ chút nào. Muốn hiểu đúng phương Đông cổ trung đại thì phải hiểu đúng đời sống tâm linh trong đó có thuyết “thiên mệnh”, thuyết tai dị” và những hình thức thiết chế hoá đời sống tâm linh như đã có.

Những gì được nói trên đây chủ yếu là nói về phương Đông và phương Tây cổ trung đại. Chứ trên tiến trình giao lưu Đông Tây ngày một mở rộng thì sự khác biệt đó đã nhường chỗ dần cho sự thống nhất trong đó, dĩ nhiên, ảnh hưởng của phương Tây đối với phương Đông là chính.

II. THỬ BÀN VỀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HÔM NAY VÀ MAI SAU

Đúng là đang có trào lưu đổi mới tư duy mà tôi không thể theo dõi hết những gì đã có. Tuy nhiên, sơ bộ cũng thấy sự đổi mới tư duy đang được diễn ra chủ yếu ở hai bình diện sau:

a) Trước hết và phổ biến là ở cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các bộ, các ngành, các cơ quan cụ thể. Ví như với bộ Giáo dục và đào tạo của tôi thì đó là “đổi mới tư duy quản lý”. Ví như với ga Hàng Cỏ mà tôi biết được qua đài báo là “đổi mới tư duy bán vé”.v.v..

b) Bàn đến sự đổi mới tư duy ở cấp độ vĩ mô, thuộc phạm vi toàn bộ sự sống của đất nước mà có vị đã chủ trương: hãy từ bỏ chủ nghĩa duy tình duy cảm để chuyển sang chủ nghĩa duy lí.

Chúng ta nghĩ gì trước hiện tình đổi mới tư duy ở hai trạng thái đó? Đúng là không thể phủ nhận ý nghĩa và tác dụng của việc đổi mới tư duy đã có đó. Nhưng cũng xin phép được nói thực lòng: quan niệm đổi rmới tư duy như trên chưa thật sự trúng vấn đề, chưa đủ sự chắc chắn của vấn đề. Bởi với trạng thái thứ nhất thì nói là đổi mới tư duy cũng được vì làm việc gì mà chẳng liên quan đến tư duy. Hôm qua, quản lý bằng các việc làm, cách làm này thì có tư duy của việc làm, cách làm này. Hôm nay, quản lý bằng các việc làm khác, cách làm khác thì cũng có tư duy của việc làm khác, cách làm khác. Không ai có thể bác được điều đó. Nhưng ở đây, trong thực tế, lại có hiện tượng vẫn là tư duy cũ, dù hôm qua làm thế này, hôm nay làm thế khác. Rõ là thay đổi cách làm, chưa hẳn đã thay đổi tư duy. Đổi mới tư duy với yêu cầu đích thực, còn có vấn đề khác cơ bản hơn, nền tảng hơn.

Còn chủ trương rằng đổi mưói tư duy là từ bỏ chủ nghĩa duy tình duy cảm để chuyển sang chủ nghĩa duy lí thì quả có chút “hạt nhân hợp lý” bởi lẽ đất nước đang cần phát triển chủ nghĩa duy lý. Nhưng xét ở cấp độ vĩ mô, trước hiện tượng thiên hình vạn trung rất mực biến huyễn, huyền diệu, thậm chí còn là bí ẩn như đã nói thì cách đặt vấn đề như thế là phiến diện, bất ổn. Điều cần từ bỏ là chủ nghĩa duy tình duy cảm cực đoan phiến diện, một chiều chứ không phải là chủ nghĩa duy cảm duy tình. Thứ này mà bỏ đi thì con người sẽ là thế nào? Riêng với văn chương, đặc biệt là với thơ ca vốn là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, thì còn đâu mảnh đất để tồn tại nếu đã khai tử chủ nghĩa duy tình, duy cảm.

Vậy thì đổi mới tư duy là thế nào? Theo ý chúng tôi, nội dung đổi mới tư duy vẫn phải được đặt ra ở hai bình diện như đã có. Bình diện thuộc phạm vi cụ thể của cái hình thái hoạt động cụ thể vốn là thiên hình vạn trạng trong sự sống của đất nước. Bình diện thuộc phạm vi vĩ mô, bao trùm lên toàn bộ sự sống của đất nước. Mỗi bình diện có nội dung riêng cần đổi mới, nhưng vẫn có quan hệ hỗ trương. Ở bình diện cụ thể, sẽ là chuyện người người đổi mới, ngành ngành đổi mới, việc việc đổi mới… Mà muốn đổi mới thực sự để có kết quả thì phải hiểu đúng thế nào là đổi mới chứ không phải là chuyện “sáng bốn chiều ba” “sáng ba chiều bốn” (triêu tam mộ tứ) của Thư Công nuôi khỉ thuở xưa. Cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công việc” (Mind maps at work) của Tony Buzan, công cụ tư duy, đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng và được Nhóm tự duy mới (New Thinking Group) dịch. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Việt Nam – năm 2007, hẳn sẽ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta ở bình diện cụ thể này. Mặc dù chủ yếu là trên phương diện kỹ thuật, thao tác. Qua “Lời giới thiệu” sách (cho bản tiếng Việt), được biết các bạn sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã ứng dụng thành công “Bản đồ tư duy” mà đạt kết quả học tập rất cao. Phải chăng, có thể và mở rộng phong trào ứng dụng “Bản đồ tư duy” này, nếu đúng đã có kết quả thực.

Trở lên là nói về sự đổi mới tư duy ở bình diện việc làm cụ thể trong cuộc sống. Đến đây, xin nói về sự đổi mới tư duy ở cấp độ vĩ mô bao trùm toàn bộ sự sống của đất nước, cho hôm nay và mai sau.

Nội dung tư duy cần đổi mới ở cấp độ bao trùm này lại phải dựa theo quy luật phát triển tư duy để phát triển cuộc sống của lịch sử nhân loại nói chung. Trong thực tế, những nội dung tư duy cần được đổi mới này cũng chính là những điều mà đất nước chưa có, hoặc có nhưng chưa tới độ cần thiết cho sự phát triển đất nước hôm nay và mai sau. Và từ chỗ chưa có, hoặc có nhưng còn thấp đến chỗ có cho ra có hoàn toàn không đơn giản. Vấn đề là phải nhận chân được điều cần có để tìm mọi cách phát động dân tộc, trước hết là ở tầng lớp lãnh đạo quốc gia, đặc biệt tầng lớp trí thức phải đi đầu trong công cuộc khai mở, xây dựng cho đất nước có được những phẩm chất tư duy cần có đó.

Với quan niệm như trên, tôi xin đề xuất mấy vấn đề sau đây:

1. Phát triển tư duy trừu tượng khoa học

Trong tư duy của loài người, có hai kiểu, hai phương thức tư duy tiêu biểu: tư duy trừu tượng và tư duy cụ thể. Năng lực tư duy trừu tượng khoa học là năng lực nhận thức sự vật không chỉ ở cấp độ hiện tượng mà quan trọng hơn với nó là nhận thức về mối quan hệ vốn dĩ là trừu tượng và cũng rất phức tạp, chằng chịt của các hiện tượng. Trong khi năng lực tư duy cụ thể thì kết quả nhận thức sự vật chủ yếu ngừng ở hiện tượng cụ thể nếu có nhận thức được quan hệ giữa các hiện tượng thì cũng chỉ ở mức đơn giản, thô sơ. Trong năng lực tư duy trừu tượng lại có hai trạng thái: Một thứ trừu tượng từng được mệnh danh là trừu tượng khoa học bởi lẽ nó xuất phát từ hiện thực khách quan của sự sống. Một thứ trừu tượng được mệnh danh là tư biện (spéculatif) là thứ trừu tượng đơn thuần không dựa trên thực tế khách quan. Dĩ nhiên, điều cần phát triển là tư duy trừu tượng khoa học. Ngược lại, với trừu tượng tư biện thì cần loại bỏ.

Có thể nói được rằng: Người Việt Nam ta giàu về tư duy cụ thể mà nghèo về tư duy trừu tượng. Cứ nhìn vào kho từ vựng tiếng Việt thì thấy rõ điều đó. Từ cụ thể thì phong phú vô cùng. Còn từ trừu tượng thì nghèo và chủ yếu là ngoại nhập. Với ta, cùng một động tác di chuyển một vật thể đến một chỗ khác thì có không biết bao nhiêu là từ: mang, xách, ẵm, gồng, gánh, bê, bưng… trong khi với ngôn ngữ Pháp chẳng hạn một từ “porter” là đủ.

Ở ta, không có truyền thống tư duy trừu tượng là do kinh tế Việt Nam xưa là kinh tế nông nghiệp. Tuy dã có kinh tế hàng hoá nhưng không phát triển như ở các nước đã phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính kinh tế hàng hoá là cơ sở phát triển tư duy trừu tượng. “Hàng hoá” là biểu tượng có khả năng trừu tượng hoá mọi vật thể, kể cả lương tâm. Điều đáng nói là ở ta do không có truyền thống tư duy trừu tượng nên về cơ bản cũng không có truyền thống khoa học, và cũng có thể nói là không có triết học. Vì không có truyền thống tư duy trừu tượng, nên hễ có ai nói giọng trừu tượng thì thường bị coi là tư biện cả. Ngày nay, trên đã phát triển, đặc biệt là trong tình hình giao lưu quốc tế được tăng lên gấp bội, thì khả năng tư duy trừu tượng của người Việt ta có được nâng cao, tăng trưởng nhưng so với yêu cầu vẫn bất cập, so với thế giới đó đây vẫn thua kém. Với người Việt Nam giỏi toán thì trong lao động toán học đã tỏ ra có năng lực tư duy trừu tượng rất cao. Nhưng rời toán học, về lại đời thường, vẫn là thuộc tình trạng chung của đất nước.

Sự yếu kém về tư duy trừu tượng khoa học đã kéo theo một loạt sự yếu kém đối với các hình thái thao tác tư duy khác như: tư duy hệ thống, tư duy tích hợp, tư duy so sánh, tư duy lựa chọn, tư duy quy luật, tư duy sáng tạo nói chung. Cứ nhìn vào tình trạng chung quanh vấn đề an toàn thực phẩm mà việc qui trách nhiệm không biết thuộc về bộ nào: Nông nghiệp? Y tế? Thương mại…? Cứ nhìn vào chuyện phát triển xây dựng nhà cửa, đường sá lộn xộn ở Hà Nội để gây ra tình trạng ngập lụt, ách tắc giao thông. Cứ nhìn vào tình trạng ngành giáo dục trong công cuộc cải cách giáo dục, chăm lo cải tiến sách giáo khoa mà thiếu sự quan tâm xây dựng phòng thực hành để rồi sách mới ra nhưng không có điều kiện thí nghiệm. Cứ nhìn vào việc tha hồ cho xây dựng xưởng máy này nọ mà quên mất khâu bảo vệ môi trường để rồi xảy ra các sự cố như công ty Vêđan xả nước bẩn làm hại môi trường sống của nhân dân trên sông Đông Nai. Đúng là cứ nhìn… cứ nhìn… đâu cũng thấy có chuyện khập khễnh, gây bất lợi cho cuộc sống đất nước nhãn tiền đủ biết là sự thiếu tư duy hệ thống, tư duy tích hợp… đã gây tác hại biết chừng nào. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học. cứ chăm chăm vào việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ mà quên chăm lo năng lực tư duy trừu tượng thì có chuyện gặp đâu nói đấy, có chuyện thầy bói sờ voi cũng không phải là hiếm.

2. Phát triển tư duy triết học

Tạm hiểu tư duy triết học là tư duy có khả năng nhận thức, phát hiện những quy luật của cuộc sống và cũng là năng lực nhận thức sự sống con người ở độ sâu sắc nhất, tinh diện nhất, kể cả sự bí ẩn. Quả là Việt Nam ta, chưa có truyền thống tư duy trừu tượng khoa học do đó cũng chưa có truyền thống tư duy triết học. Thông thường, trước những vấn đề của cuộc sống vốn dĩ là thiên hình vạn trạng, là vô cùng phức tạp, khả năng nhận thức của chúng ta vẫn chủ yếu ngừng ở trình độ nhận thức xã hội học thường là chỉ ở phạm vi bề ngoài của sự sống. Cũng do thiếu năng lực tư duy triết học nên đã có sự ngự trị của tư duy chính trị một cách không bình thường và không lợi cho sự phát triển đất nước. Hẳn là ở ta, hiện đã có viện triết học, có một số giáo sư, phó giáo sư triết học. Nhưng liệu như thế đã có thể nói là có triết học được chưa. Xin mượn lời của giáo sư Trần Văn Giàu vốn được dư luận coi là vị giáo sư triết học sáng giá nhất dưới chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nói trong bài viết về giáo sư Trần Đức Thảo rằng: trên đất nước ta, nếu có một người xứng đáng là triết gia thì không ai khác là Trần Đức Thảo. Giàu này chỉ là một giáo sự dạy triết học. Quả là một sự tỉnh táo, trung thực. Bởi lẽ triết gia thì phải tạo ra triết thuyết riêng. Chứ đâu như giáo sư triết học chỉ là người đọc sách triết của người khác rồi truyền đạt lại cho học trò.

Đất nước chẳng phải ngày nay không có triết gia mà trong quá khứ cũng đâu đã có. Hạn chế của văn hoá Việt Nam là thế. Vì thiếu một năng lực tư duy triết học, nên ngay ở việc tiếp nhận triết học của thế giới vào nước mình cũng thiếu bản lĩnh. Đáng nói nhất là vì không có tư duy triết học, nến có bao nhiêu quy luật của cuộc sống đang diễn ra một cách rõ mồn một, mà không thấy giới khoa học xã hội Việt Nam, các vị tự nhận là nhà nghiên cứu triết học nói đến. Ví như các quy luật: về sự đối trọng, về cạnh tranh sinh tồn, về sự trỗi dậy của cái tôi cá thể, vệ sự trỗi dạy của đời sống tâm linh, về quy luật “Sự văn minh tiến hoá bao nhiêu thì sự dã man cũng tiến hoá bấy nhiêu”, quy luật về sự khập khễnh, không tương đồng giữa giàu có và đạo lý…

Nói riêng trong lãnh vực nghiên cứu văn học của chúng tôi, mà chủ yếu là thuộc khả năng nhận thức về thế giới con người, sự sống con người vốn dĩ rất phức tạp, rất kỳ diệu, kể cả sự bí ẩn, bí hiểm thì cũng dễ thấy sự hạn chế không nhỏ do thiếu tư duy triết học. Một ví dụ “Chuyện người con gái Nam Xương” trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ mà từ trước tới nay, sách giáo khoa vẫn theo lối nhìn xã hội học giản đơn để cho rằng cuộc đời Vũ Nương tan nát đến phải tự vẫn là do chế độ nam nữ bất bình đẳng và chiến tranh. Trong khi, nếu nhìn theo triết học thì chẳng phải thế. Bởi lẽ, nam nữ có bình đẳng đến đâu, Trương sinh không đi trận mà đi xa với bất cứ trạng thái nào, về nhà, con không nhận cha, lại bảo cha là người khác thì chuyện Trương Sinh đánh ghen vẫn xảy ra và chuyện Vũ Nương uất quá đến tự vẫn, là chuyện dễ có, dể hiểu. Với cách nhìn triết học, sẽ thấy ở chuyện “Người con gái Nam Xương” chính là chuyền về cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà, trước sự trớ trêu, sự bất trắc không ai có thể lường trước được mà cuộc đời phải tan nát. Con hỏi mẹ bố đâu? Mẹ chỉ vào bóng mình trên vách bảo là cha đó. Đó không phải là sự đồng nhất tuyệt đối trong tình vợ chồng sao? Nhưng trời ôi, sự tan vỡ đời Vũ Nương oái ăm thay bắt đầu lại chính từ gắn bó đồng nhất đó với chồng. Giả sử, khi con hỏi bố đâu? Vũ Nương nói cha đi trận. Thì đâu đến phải tan nát cuộc đời. Rồi nữa, tham gia vào phá nát cuộc đời Vũ Nương, không ai khác lại chính bé Đản do nàng đứt ruột đẻ ra, mà nó thì trong trắng, ngây thơ nhưng trong trường hợp này lại trở thành tác nhân trực tiếp phá nát đời mẹ nó. Trớ trêu, oái ăm trong sự sống con người mà liên quan đến hạnh phúc Vũ Nương là ma quái thế đó. Rồi nữa, còn là cái máu ghen mà tạo hoá cũng đã trớ trêu một lúc ban cho các cặp vợ chồng, các cặp trai gái tình yêu nồng thắm ngây ngất mãnh liệt thế kia nhưng cũng ban nốt cho họ cái máu ghen để rồi như một quả mìn đặt sẵn dưới giường hạnh phúc gái trai và nổ lúc nào không biết.

Đúng là đất nước trên đường đi lên phải làm sao có được năng lực nhận thức sự sống bằng triết học để từ đó có cách xử sự trong cuộc sống vững chắc hơn. Lấy thêm một ví dụ cho điều đang muốn nói ở đây. Đó là nếu có được nhận thức triết học về quy luật đối trọng mà học thuyết âm dương trong Kinh Dịch đã gợi mở để áp dụng vào việc xây dựng cuộc sống, điều hành đất nước, chắc chắn sẽ hay hơn nhiều so với những gì đang là hiện thực trước mắt. Vào những ngày đầu đổi mới, trên báo chí đã thấy xuất hiện ý tưởng đó mà tiếc rằng người đưa ra cũng chưa hiểu chắc vấn đề, rồi người phản đối lại cũng không hiểu vấn đề. Dĩ nhiên đây là chuyện không giản đơn chút nào. Mong có dịp khác sẽ nói rõ hơn.

3. Vấn đề tư duy cá thể

Chính đây là vấn đề cơ bản nhất, trọng tâm nhất mà công cuộc đổi mới tư duy của đất nước phải đặt ra để giải quyết và quyết tâm thực hiện theo yêu cầu phát triển vững chắc, bề thế, đích thực của đất nước, không chỉ là trước mắt mà còn lâu dài. Để có được điều này, trước hết phải có sự nhận thức trường minh và vấn đề con người – cá thể trong sự sống của loài người là gì? Một vấn đề của triết học mà tiếc rằng giới nghiên cứu triết nói riêng, giới khoa học xã hội nhân văn nói chung ở nước ta còn bỏ quên hoặc lảng tránh. Chúng ta đều biết sở dĩ có loài người là do có những con người – cá thể (l’individu). Con người – cá thể là tế bào tạo nên cơ thể là các hình thái cộng đồng xã hội. Nó vừa là thực thể xã hội có quy luật sinh học tự thân, vừa là thực thể xã hội với hai thuộc tính: cá thể và cộng đồng. Trong thực tiễn cuộc sống, nó là một nhưng thành hai. Một thuộc bản chất nhân văn chân chính có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nên cầu nguyện cho nó sớm trỗi dậy càng mãnh liệt bao nhiêu càng tốt, càng có lợi cho đất nước, cho nhân quần bấy nhiêu. Một nữa thì ngược lại, phản nhân văn, nhân bản, huỷ hoại lợi ích của cộng đồng, nên tiêu diệt được nó sớm phút nào là xã hội, nhân dân được nhờ phút ấy. Ở đây quả là có hai thuật ngữ:con người – cá thể (l’individu) và chủ nghĩa cá nhân (l’ individualisme). Tiếc rằng, ở ta, do thiếu tư duy triết học và cũng là thiếu óc duy lý, thiếu khả năng tư duy phân tách nên đã không tách bạch được hai phạm trù cá thể đó tuy xuất phát từ một nhưng đã thành hai ngả đối lập nhau như nước với lửa. Mà thực tế, tình hình nhận thức lại giường như chỉ ngừng ở ngả sau. Cho nên hễ nói đến con người – cá thể thì chỉ thấy đó là chủ nghĩa cá nhân mà thôi. Điều này, dĩ nhiên cũng liên quan đến một thực tế ở nước ta là nặng về tâm lý cộng đồng vốn là một nét đẹp, trong chủ nghĩa nhân văn Việt Nam nhưng ngay ở đó lại là có mặt trái của vấn đề là coi nhẹ, là không nhận thức đầy đủ và cần thiết về con người cá thể. Chính đây là điều có sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây, bởi phương Tây, nhờ có sự phát triển sớm nền kinh tế tiền tư bản và tư bản chủ nghĩa nên cũng đã sớm phát hiện được con người cá thể và biết tận dụng nó để phát triển cuộc sống, đưa xứ sở lên cõi văn minh phi thường. Còn phương Đông chậm phát hiện cái tôi, cá thể xét đến cùng cũng là do trong quá khứ sống chủ yếu với nền kinh tế nông nghiệp dù ít nhiều cũng có kinh tế hàng hoá. Và điều đó, dĩ nhiên đã gây bất lợi cho phương Đông không ít. Những gì nói về con người – cá thể như trên quả là còn sơ sài nhưng thiết tưởng cũng đã đủ để nói về vấn đề tư duy – cá thể. Không ai khác, chính Đề các (Descartes) triết gia của Pháp ở thế kỷ XVII là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề này với mệnh đề “ Tôi tư duy ấy là tôi tồn tại” (Je pense donc je suis). Đúng thế, con người hơn muôn loài là nhờ ở tư duy như đã nói. Có tư duy mà không tư duy thì khác gì muôn loài. Tư duy cá thể là để tự tìm lấy chân lý, chứ không phải là để nghĩ lung tung bừa bãi. Hiện tình ở nước ta, không ít người vì không tường minh vấn đề nên hễ nói đến tư duy – cá thể là sợ có tình trạng bừa bãi, nghĩ và nói lung tung vô chính phủ. Tình trạng bao cấp về tư tưởng khá nặng nề một thời mà đến nay dù đã có sự phê phán nhưng trong thực tế không dễ gì thanh toán được tệ hại đó, kể cả tệ nạn độc tài tư tưởng không phải không có. Chính đó là những cản trở lớn trước yêu cầu đổi mới tư duy để có tư duy cá thể. Trong nhà trường, cũng đã có khẩu hiệu: phát huy độc lập suy nghĩ của học sinh, dĩ nhiên cũng đã có tác dụng nhất định nhưng về cơ bản vẫn chưa ăn thua gì cả. Bởi nói chung, cả xã hội, chủ yếu vẫn sống theo tình trạng trên bảo sao, dưới nghe vậy điều mà tư duy chính trị với công tác tuyên huấn rất muốn như vậy. Ở ta, chủ yếu vẫn sống trong tình trạng rót chân lý vào đầu các cá thể mà chưa phải là để các cá thể tự tìm lấy chân lí. Trẻ con nằm trên nôi, thì được mẹ qua lời ru, rót cho “chân lý”: “Việt Nam đất nước ta ơi. Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Tiếp đến, cô giáo mẫu giáo rót tiếp, rồi nhà trường cấp I, cấp II, cấp III… cứ thế mà rót. Phải nói rằng những gì được rót đó không phải không là chân lý nhưng về mặt khoa học, sự rót vẫn là bất lợi về cơ bản. Có thể nói, nếu cứ sống mãi với tình trạng này thì chẳng bao giờ đất nước này có giải thưởng Nobel dù rằng người Việt Nam ta khả năng trí tuệ không hề thua kém, một số nước đã có giải thưởng Nobel. Giải quyết được vấn đề tư duy – cá thể một cách thực sự đúng hướng như đã nói thì cũng là điều kiện tất yếu để giải quyết tốt vấn đề dân chủ, dân quyền một điều mà chính đất nước đang muốn giải quyết. Để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề tư duy – cá thể đi đúng hướng, không sợ gây ra mặt trái của vấn đề thì phải áp dụng quy luật đối trọng. Cụ thể là cùng một lúc khuyến khích và tạo điều kiện cho tư duy. – cá thể được thực thi thì phải phát triển mạnh mẽ tư duy pháp luật, ý thức pháp luật. Để cuối cùng là trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước mà tha hồ tự do tư duy, kế đó là tự do phát ngôn chân lý tự mình đã trải qua quá trình tư duy nghiêm túc và công phu để tìm được, mà không ai có thể cấm đoán, gây khó dễ.

Như đã nói vấn đề tư duy – cá thể là vấn đề cơ bản nhất, trọng đại nhất của công cuộc đổi mới tư duy phải được đặt ra với toàn bộ đất nước, với mọi người dân. Nhưng thiết thực hơn thì trước hết là phải đặt ra với đội ngũ trí thức, nhất là trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Bởi đặc trưng bản chất của trí thức là hơn người về trí tuệ, có năng lực tư duy hơn ai hết. Do đó, trí thức phải được giải phóng khỏi tình trạng thụ động về tư duy để có được độc lập về tư duy, đặng có thể làm đầu tầu cho công cuộc đổi mới tư duy. Ở đây, rất cần được thiết chế hoá, chế tài hoá một cách chân chính cần cho sự đổi mới tư duy để có tư duy – cá thể. Tiếp sau vấn đề với tri thức, là vấn đề đối với tuổi trẻ học đường mà hiện thời đã có mầm mống nhất định. Khẩu hiệu chống lại tình trạng nặng về thuyết giảng, thầy giảng, trò ghi, trò nhớ, trò nói lại như vẹt là điều đáng khuyến khích và phải có cách làm sao cơ bản hơn những gì đang có, cũng là chuyện vô cùng khó khăn. Các nhà lãnh đạo đất nước, lãnh đạo ngành giáo dục phải nhận thức được rằng: Nếu muốn có một cuộc cải cách giáo dục thực sự đích thực thì không thể không đặt lên hàng đầu vấn đề tư duy – cá thể. Có thể nói không sợ sai rằng: chừng nào vấn đề tư duy – cá thể chưa được giải quyết thì chừng đó nền giáo dục nước nhà vẫn là nền giáo dục lạc hậu. Rộng ra, cũng có thể nói, chừng nào vấn đề tư duy – cá thể với đất nước, chưa được giải quyết thấu đáo và thành hiện thực thì chừng ấy khả năng phát triển đất nước vẫn ỳ ạch, chậm chạp so với khu vực, với thế giới văn minh.

*
* *

Bạn đọc kính mến!

Những gì được trình bày trên đây dù là đã được suy nghĩ từ nhiều năm tháng, và không kém phần tâm huyết, nhưng bản thân vẫn thấy chưa dễ gì dã được quí bạn chấp nhận. Và những gì được viết trên đây cũng chưa thể hiện hết những gì đã nghĩ mà chưa thể nói ra hết. Chỉ mong được qúi vị chỉ bảo thêm, trao đổi thêm, kể các đối thoại để mong rằng có sự hợp lựi trong việc nâng cao chất lượng vấn đề. Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao có thể đưa vấn đề vào cuộc sống của đất nước mà trước hết là cuộc sống trí thức, cuộc sống học đường.


Nguyễn Đình Chú

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Huyền thoại giáo dục Phần Lan

 Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức các kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment). Thành công xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này đã làm cả thế giới ngạc nhiên.

PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện 3 năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm cho gần nửa triệu HS trên toàn cầu. PISA mới tiến hành được 4 kỳ (2000-2003-2006-2009) thì Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong 3 kỳ đầu. Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học.

Sau một thời gian say sưa tranh cãi về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ, cuối cùng phương pháp giáo dục của Phần Lan lại đang trở thành một chủ đề nóng ở Mỹ sau khi nước này chiếu bộ phim tài liệu Chờ đợi Siêu nhân [1], vạch ra các vấn đề tồn tại của giáo dục công lập Mỹ, có so sánh với Phần Lan. Báo The Economist của Anh Quốc còn kiến nghị các nhà lãnh đạo châu Âu tạm ngừng công việc để đến Phần Lan dự các giờ học cấp phổ thông, tìm hiểu xem vì sao học sinh nước này giỏi thế. Người Trung Quốc càng hết lời ca ngợi giáo dục Phần Lan. Một bà mẹ đem hai con sang Phần Lan sống mười mấy năm, tự mình trải nghiệm thực tế giáo dục từ vườn trẻ đến đại học của xứ này, sau đó nhận xét: So với Phần Lan thì giáo dục Trung Quốc chỉ là một bãi rác lớn. Cần nhấn mạnh: người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh, kể cả PISA, họ không bao giờ mở các lớp chuyên để đào tạo “gà nòi” đi thi PISA như ở một số nước khác. GS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) nói: “Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi nhắm tới”.Chính người Phần Lan cũng không hiểu tại sao HS họ lại chiếm vị trí hàng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA, bởi lẽ họ đâu có quan tâm gì tới việc xếp hạng. Nhưng khi các đoàn cán bộ giáo dục từ khắp thế giới kéo đến Phần Lan tìm hiểu kinh nghiệm dạy và học của xứ này thì họ mới để ý tới chuyện ấy. Ngành du lịch Phần Lan cũng khởi sắc nhờ thành tích của ngành giáo dục.

Triết lý giáo dục đúng đắn

Giáo dục Phần Lan vận hành theo một triết lý (tư tưởng) giáo dục độc đáo, thể hiện ở quan điểm đối với học sinh và giáo viên: hai chủ thể quan trọng nhất này của nhà trường phải được quan tâm và tôn trọng hết mức.

Sự ưu ái HS thể hiện ở chỗ ngành giáo dục phải làm cho nhà trường trở thành thiên đường của trẻ em! Muốn thế người Phần Lan đã hủy bỏ mọi chuyện khiến lũ trẻ đau đầu nhức óc như cạnh tranh (hoặc dưới mỹ từ “thi đua”), xếp hạng giỏi kém trong học tập và các kỳ sát hạch thi cử. Ở cấp tiểu học hoàn toàn không có kiểm tra kiến thức. Nhiệm vụ của giáo viên là làm cho HS hào hứng học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thể và xã hội. Tóm lại, HS không phải chịu bất cứ một sức ép nào trong học tập.

    GS Sahlberg nói: “Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời HS chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, HS cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo HS sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.

Luật pháp Phần Lan quy định không được dùng cách xếp hạng hoặc cho điểm để đánh giá các HS trước lớp 6. Khi các thầy cô muốn bình xét năng lực và biểu hiện của HS nào đó thì họ phải dùng văn bản ghi lại sự đánh giá, có thuyết minh cặn kẽ, chứ không được đơn giản dùng điểm số hoặc thứ bậc xếp hạng để bình xét. Bởi lẽ mỗi HS đều có sở trường của riêng mình, giáo viên chỉ có thể thông qua nhiều hình thức hoạt động để tìm hiểu HS và khai thác phát huy tiềm năng của các em.

Có người cho rằng trong môi trường không có so sánh, không có cạnh tranh, không có sát hạch thi cử thì HS sẽ không có động lực để học tập. Thực ra HS Phần Lan vẫn có thi đại học, kỳ thi duy nhất sau 12 năm học, cạnh tranh cũng rất quyết liệt, nhưng khi ấy HS đã trưởng thành. Người ta cố gắng không để HS cạnh tranh với nhau quá sớm. Các nhà trường ở châu Á cạnh tranh với nhau rất gay gắt, đó là do giáo viên, phụ huynh, HS và mọi người luôn so bì lẫn nhau. Người Phần Lan không làm như vậy, họ trau dồi cho HS tinh thần Hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, nhấn mạnh ở cấp mẫu giáo và trung tiểu học lại càng cần tạo ra bầu không khí không có cạnh tranh. Đây là một ưu điểm của chế độ giáo dục Phần Lan.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Hôm nay HS biết hợp tác với nhau thì ngày mai họ sẽ có năng lực cạnh tranh”. Muốn giỏi cạnh tranh thì trước hết phải biết mình, rồi tìm hiểu người khác. Biết mình để tự tin. Biết người, tức biết đối phương, là để hiểu được ưu điểm của họ; điều ấy thực hiện được trong quá trình hợp tác với họ, qua đó sẽ có được năng lực cạnh tranh. Trau dồi năng lực sáng tạo trong môi trường chan hòa tình người thì tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, vì khi ấy người ta không muốn chia sẻ kinh nghiệm cho người khác, và cũng không muốn mạo hiểm, như vậy sao có thể có được sức sáng tạo. Vì thế người Phần Lan chủ trương HS học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau thành công của mình.

Người Phần Lan trau dồi cho học sinh tinh thần Hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, nhấn mạnh ở cấp mẫu giáo và trung tiểu học lại càng cần tạo ra bầu không khí không có cạnh tranh. Chủ thể quan trọng thứ hai của giáo dục là giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Thầy cô giáo phải được xã hội tôn trọng hết mức. Muốn vậy, cũng như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.

Ngành giáo dục không làm cái việc đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường. Nhờ thế tất cả giáo viên đều rất tự tin, ai cũng tự hào về trường mình. Họ giải thích: Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì HS sao có thể tin vào nhà trường?

    GS Sahlberg nói: “Rất nhiều quốc gia tiến hành cải cách giáo dục xuất phát từ mặt hành chính, thậm chí tham khảo giới kinh doanh, đưa phương thức vận hành công ty vào áp dụng trong trường học, lập chế độ thưởng phạt. Cách làm như thế là không đúng. Chúng ta đều biết, trừ khi nhà trường có giáo viên giỏi, trừ khi chúng ta luôn đào tạo chuyên môn cho giáo viên và giúp đỡ họ, trừ khi xã hội biết tôn trọng giáo viên, nếu không thì cải cách giáo dục sẽ không thể thành công”.

Điều đó xuất phát từ nhận thức: Nếu xã hội đã không tín nhiệm chính thầy cô giáo của mình thì còn nói gì tới việc HS tin yêu và nghe lời thầy cô? Một khi thực thi cơ chế đánh giá xếp hạng giáo viên thì tất nhiên giáo viên bị xếp hạng thấp sẽ còn đâu uy tín để dạy các em? Một nhà trường bị xếp hạng kém thì còn ai muốn cho con mình vào học? Như vậy giáo dục còn có ý nghĩa gì?

Nếu bạn hỏi bất cứ quan chức nào của Bộ Giáo dục Phần Lan về chất lượng giáo viên xứ này thì họ sẽ nói: “Tất cả thầy cô giáo của chúng tôi đều giỏi như nhau!”. Họ cũng nói: “Tất cả các trường của chúng tôi đều giỏi như nhau!” “Tất cả các HS của chúng tôi đều giỏi cả”. Câu trả lời ấy nói lên sự tự tin của một quốc gia đã thực sự đạt được sự bình đẳng trong giáo dục, vì vậy họ có quyền nói như thế. [2]

Giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Muốn vậy, cũng như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.

Nhằm thực hiện được các nội dung triết lý kể trên, Bộ Giáo dục Phần Lan nêu yêu cầu cực cao đối với chất lượng giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng, và hơn nữa còn tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ. Về trình độ chuyên môn, toàn bộ thầy cô giáo tiểu học và trung học đều phải có bằng thạc sĩ trở lên, và phải có chứng chỉ đạt yêu cầu sát hạch tư cách giáo viên. Người giỏi mới được làm giáo viên. Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10%. GS Sahlberg cho biết: trong năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh nhau 660 chỗ giảng dạy ở cấp tiểu học. Nghề giáo thực sự là nghề cao quý, được xã hội trọng vọng.

Ngành giáo dục thiết lập một hệ thống dựa trên tinh thần trách nhiệm, cho phép giáo viên được quyền tự do nhất định trong việc giảng dạy. HS cũng được quyền tự chọn phương thức học tập của mình. Giáo viên lên lớp bình quân 3 tiết mỗi ngày (so với 7 ở Mỹ), do đó có nhiều thời gian để sáng tạo bài giảng truyền được cảm hứng cho HS.

Một quốc gia không có cơ chế đánh giá hoặc xếp thứ hạng giáo viên và HS, không yêu cầu thầy trò tranh vị trí thứ nhất, thế mà lại được cộng đồng OECD xếp hạng có nền giáo dục phổ thông tốt nhất. Khi biết tin này, chính những người Phần Lan rất ngạc nhiên.

Giấc mơ bình đẳng giáo dục

Trước thập niên 70 thế kỷ XX, giáo dục Phần Lan chưa có gì đáng tự hào. Ngành giáo dục thực hiện chế độ quản lý tập trung, có rất nhiều quy chế ràng buộc công việc của giáo viên. Thời ấy HS đến 10 tuổi đều phải qua một kỳ thi, dựa theo kết quả thi để phân ban, một loại là lớp phổ thông, một loại là lớp học nghề; việc phân ban đó quyết định tương lai các em một cách võ đoán, tương lai cả cuộc đời phụ thuộc vào một kỳ thi. Kết quả thi được cho điểm từ 4 đến 10; điểm 10 là điểm số cao nhất; điểm 4 là trượt. Thời ấy các em HS tuổi còn nhỏ mà đã biết dùng đẳng cấp để so bì lẫn nhau, qua điểm số mà cho rằng mình kém hoặc hơn người khác. Trong mỗi lớp lại còn chia ra các nhóm HS tùy theo năng lực, các em luôn so kè lẫn nhau.

Về sau giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm như vậy là không tốt, bởi lẽ mỗi người đều có năng lực và cách biểu hiện khác nhau. Làm như vậy chẳng khác gì bắt voi, chim cánh cụt và khỉ thi tài leo cây; dùng tài leo cây làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực của chúng là rất vô lý. Vì thế ngành giáo dục nước này đã quyết định hủy bỏ chế độ chia đẳng cấp, không dùng điểm số để phân chia thứ bậc nữa. Các giáo viên nhanh chóng nhận thấy cách làm này là tốt. Nhờ thế đã thay đổi không khí học tập trong trường, thầy trò hợp tác với nhau, đoàn kết nhất trí. Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.

Một nội dung nữa của triết lý giáo dục Phần Lan là toàn thể HS phổ thông trong cả nước phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không thể để con nhà giàu được học tốt hơn con nhà nghèo, con em người da trắng được học tốt hơn con em người da màu di cư từ châu Phi châu Á đến. Tư tưởng bình đẳng giáo dục ấy được Nhà nước Phần Lan nêu ra trong một đạo luật ban hành năm 1860. Từ năm 1915, giáo dục được thừa nhận là một quyền công dân.

Trong đợt cải cách giáo dục tiến hành vào những năm 70 thế kỷ XX, ngành giáo dục Phần Lan nêu ra ước mơ HS trong cả nước đều được học trong các trường công chất lượng tốt [3]. Họ gọi ước mơ ấy là Giấc mơ Phần Lan (The Finnish dream). Sự nghiệp giáo dục của họ phát triển liên tục, bền vững suốt 40 năm nay chính là nhờ tất cả các nhiệm kỳ Chính phủ nước này đều nối tiếp nhau thực hiện bằng được giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy, dù đảng phái nào lên cầm quyền cũng vậy.

Ít thấy nước nào có được giấc mơ giáo dục đẹp như thế, nó kích động lòng người và gợi mở bao ý tưởng tuyệt vời, nó giúp thu hẹp tới mức tối thiểu sự khác biệt giữa các trường và khoảng cách giữa HS kém nhất với HS giỏi nhất, giảm đáng kể ảnh hưởng của địa vị kinh tế-xã hội của phụ huynh đối với HS. Các trường đều không có cơ chế đào thải HS khi các em chưa đủ 10 tuổi; tất cả HS đều có cơ hội học tập bình đẳng. Điều đó xuất phát từ nhận thức: Tâm hồn trong trắng ngây thơ của trẻ em cần được sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn trong môi trường trong sạch thuần khiết chứ không phải môi trường cạnh tranh tàn nhẫn của thế giới người lớn.

Phải thay đổi tư duy nếu muốn học được gì từ giáo dục Phần Lan

Rõ ràng tư duy giáo dục của người Phần Lan rất độc đáo. Nguyên tắc giảm hết mức sức ép đối với HS, chủ trương thực hiện trường nào, thầy trò nào cũng giỏi như nhau của họ khác xa lối dạy và học nhồi nhét kiến thức cũng như chủ trương xây dựng các trường lớp “chuyên” thường thấy ở phương Đông. Phải chăng chừng nào chưa thay đổi tư duy thì khó có thể học được điều gì từ huyền thoại giáo dục Phần Lan?

Các phụ huynh Á Đông lo chuyện học tập của con với tư duy không để con thua kém ngay từ vạch xuất phát, chỉ lo đưa con vào học trường nổi tiếng, bắt con học kiểu nhồi vịt khi chúng còn bé tẹo. Người ta quá say sưa với những cuộc thi kiến thức, buộc tâm hồn trong trắng thơ ngây của lũ trẻ phải nhồi nhét bao nhiêu kiến thức thế gian người lớn từ cổ Hy Lạp tới hậu hiện đại mà chẳng biết có trau dồi được chút đầu óc sáng tạo nào cho chúng hay không [4]. Cha mẹ đua nhau dạy con từ khi còn là bào thai, đưa con vào lớp năng khiếu từ tuổi mẫu giáo, thi HS giỏi, thi Olympic, học thêm, học hè. Tư duy ấy làm họ hao tổn công của, chỉ làm mồi cho bao kẻ cơ hội vớ bẫm bằng cách mở các trường lớp nhắm vào nhu cầu của họ. Cả xã hội lao vào thi cử, học để mà thi, cho nên học vẹt chứ không phải học để có năng lực sáng tạo. HS chấp nhận mọi kiến thức được dạy mà không dám nghi ngờ, phản biện.

Cần phải thấy quan niệm không để con em thua kém ngay từ vạch xuất phát là có hại cho sự trưởng thành của trẻ em. Mục đích của giáo dục phổ thông là trau dồi luân lý đạo đức, gợi mở tri thức. Một nền giáo dục quá chú trọng điểm số và cạnh tranh sẽ chỉ làm tổn thương trí tuệ và tâm hồn thuần khiết của trẻ em. Thật đáng thương những đứa trẻ thơ ngây hết cặm cụi học ở trường lại vùi đầu làm bài tập ở nhà, không còn thời gian rảnh rỗi, lúc nào cũng sống trong sức ép căng thẳng do người lớn tạo ra. Học tập đáng lẽ là niềm vui lại trở thành gánh nặng, thành nỗi lo âu, thâm chí sợ hãi của chúng. Điều đó không thể không ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.

Hàn Quốc có một Thần đồng thất bại. Đó là Kim Ung-Yong sinh năm 1962, được sách Kỷ lục Guinness công nhận có IQ cao nhất thế giới: trên 210. Mới 4 tuổi Kim đã được học và đọc được ba ngoại ngữ Nhật, Đức, Anh. Sau đó chú bé được mời vào học khoa Vật lý Đại học Hanyang. 7 tuổi, Kim được Cơ quan Không gian NASA mời sang Mỹ. Tại đây anh học xong đại học và lấy bằng tiến sỹ vật lý khi chưa đầy 15 tuổi. Sau 10 năm ở Mỹ, Kim quyết định về nhà để… phụng dưỡng cha mẹ, chọn con đường làm người kỹ sư xây dựng bình thường, tránh xa mọi vinh quang của danh hiệu thần đồng.

Khưu Thành Đồng - người Hoa đầu tiên được tặng huy chương Fields Toán học (1982) - từng khuyên Trung Quốc bỏ các kỳ thi Olympic, vì các nghiên cứu sinh Trung Quốc do ông hướng dẫn tuy đều là HS giỏi thi Olympic nhưng rất kém năng lực sáng tạo. Ngược lại, Einstein học tiểu học, trung học, đại học đều rất bình thường, thậm chí bị chê là chậm hiểu. Hồi học trung học ông từng bị đuổi học một lần, thi đại học lần thứ hai mới đỗ. Nhưng điều đó đâu có ảnh hưởng tới sức sáng tạo vĩ đại của ông.

Quá nhấn mạnh giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nóng vội nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ thực ra là cách làm mâu thuẫn với chính lời của cổ nhân Trung Quốc: Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người [5], coi giáo dục là việc lâu dài, cần hết sức nhẫn nại chờ đợi. Đời người là cuộc chạy marathon, chỗ nào, lúc nào cũng là vạch xuất phát, phải học suốt đời thì mới giỏi, người dẫn đầu lúc mới xuất phát chưa chắc đã là người về nhất sau chót. Người Phần Lan không vội vàng bắt lũ trẻ học quá căng thẳng mà dần dần từng bước gợi mở ở chúng lòng ham học, ham khám phá, ham sáng tạo chứ không ham thành tích, ham điểm số cao, thứ hạng cao.

Vài số liệu về Phần Lan (theo CIA Factbook và các nguồn khác): Diện tích 338.145 km2. Số dân 5,26 triệu. Số người đi học 1,9 triệu. Số trường học các loại 5103. GDP năm 2011: 195,6 tỷ USD (PPP). GDP đầu người 38.700 USD. Chi phí giáo dục (2007) chiếm 5,9% GDP hoặc hơn 15% ngân sách. Có hơn 3500 trường tiểu học và trung học.

[So sánh: Singapore 5,35 triệu dân và giàu hơn (GDP đầu người 59.900 USD) nhưng số trường tiểu-trung học ít hơn Phần Lan gần 10 lần; Hà Nội 6,5 triệu dân có 1444 trường tiểu-trung học].
Hồ Anh Hải

_________________
Ghi chú:

[1] "Waiting for Superman", được tặng giải thưởng phim tài liệu hay nhất năm 2010 tại Sundance Film Festival.

[2] Báo Trung Quốc kể chuyện khi đến thăm một trường phổ thông ở Mỹ, đoàn cán bộ giáo dục Trung QuốcQ có tặng nhà trường hai con gấu trúc nhồi bông với đề nghị dùng để thưởng cho hai HS giỏi nhất. Ông hiệu trưởng cảm ơn và nói “Ở trường chúng tôi em nào cũng giỏi như nhau cả”.

[3] Finnish Lesson #3: What can we learn from educational change in Finland? http://www.pasisahlberg.com /blog/?p=32.

[4] Tôi đã tận mắt thấy chương trình lớp 10 ở Singapore dạy HS tác phẩm Macbeth, một vở bi kịch viết bằng thứ English cổ của Shakespeare cực kỳ khó hiểu ngay cả với người Anh; hơn nữa thày dạy là người Singapore thì HS chỉ có thể học vẹt chứ sao mà tiếp thu nổi.

[5] Thập niên dục thụ, bách niên dục nhân (It takes ten years to grow trees, but a hundred years to rear people). Xin chớ nhầm với câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Facebook Digg Stumbleupon Favorites More