"Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người" - Fukuzawa Yukichi
"Thích điều nhân mà không thích học thành ra người ngu, thích mưu lược mà không thích học thành ra người tặc, thích điều thẳng mà không thích học thành ra người giảo, thích đức dũng mà không thích học thành ra người loạn, thích cương cường mà không thích học thành ra người cuồng!" - Khổng Tử
"Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự bạo ngược bất công là soi sáng đến hết mức có thể tâm trí của quần chúng và đặc biệt là cho họ tri thức và sự thật." - Thomas Jefferson
"Hòa bình không có nghĩa là hết xung đột; sự khác biệt luôn hiện diện trong quan hệ giữa người và người. Hòa bình là giải quyết sự khác biết đó thông qua những phương pháp ôn hòa; bằng đối thoại, giáo dục, sự hiểu biết; và bằng những cách thức khác mang tính nhân bản." - Dalai Lama

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Immanuel Kant: Thế nào là giác ngộ?

 Immanuel Kant (1724-1804) \Giác ngộ là trạng thái ta thoát khỏi cảnh tự mình khư khư buộc mình trong tư thế kẻ không trưởng thành. Không trưởng thành là không có khả năng tự mình dùng hiểu biết của mình mà cứ phải có người đỡ đầu. Nguyên nhân của tình trạng đó không phải vì thiếu trí năng mà do thiếu quyết đoán cũng như thiếu dũng cảm đem trí năng của mình ra dùng, bất cần đến kẻ khác phải chỉ bảo cho. Tiếng Latin nói: Sapere aude!có nghĩa “Hãy dũng cảm đem trí năng mình ra dùng!”- thì đó cũng là phương châm của giác ngộ. Lười và hèn là nguyên nhân khiến cho vô số con người ngay cả khi đã thoát từ lâu khỏi những dắt dẫn tự...

Phan Bội Châu: Thời thế và anh hùng

…Có một hạng người sợ chết (1). Cái sợ chết ấy không phải là thật sợ chết. Các người ấy vốn là bậc cảm tử, vì đó mà sinh ra lòng sợ chết. Như nước Hàn mất Trương Lương, có thể chết, nhưng không chết. Tử Cử chết, Quản Trọng có thể chết, nhưng không chết. Về sau phá được Tần, Diệt được Sở, dẹp được rợ địch, tôn được nhà Chu, há chẳng phải làm được sự nghiệp diệu kì đó sao! Các người ấy sợ chết, các người ấy vốn sợ nếu mình chết đi, thì không biết lấy ai để thành cái chí của mình, lo công việc của mình. Các người ấy có phải tiếc cái sinh mạng cá nhân của các người mà để cho bọn trẻ con sau này mượn cớ bình phẩm đâu! Nhưng xét đến cội...

Triết học của nhân quyền

Một khế ước do hai hay nhiều người thành lập. Khế ước ra đời chưa ráo mực các người đồng ước đã giải thích khế ước theo nghĩa riêng của mỗi người. Khế ước kia lập tức từ trần. Nó sẽ chẳng bao giờ được thi hành. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lời mở đầu của tuyên ngôn này được kết thúc bằng câu viết nguyên văn rằng: “Một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy (cam kết tôn trọng nhân quyền)”. Sau nhiều thập niên trôi nổi trong thế giới loài người, thay vì được hiểu theo một quan niệm chung, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân...

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Phan Khôi: Đời người với thường thức

Một vài điều tỏ ra về thường thức người mình còn kém lắm Than ôi! Sự sống của ta là có bờ mà sự biết là không bờ!   Trang tử Thường thức, cũng gọi là phổ thông tri thức, nghĩa là sự tri thức mà ở đời ai nấy đều phải có, để ứng dụng trong đời của mình. Cái danh từ nầy, tiếng Pháp kêu là Connaissances usuelles. Usuelles nghĩa là "thường dùng, dùng hằng ngày". Cái tri thức đã là thường dùng, dùng hằng ngày, thì nó cần cho đời người là dường nào. Cho nên có thể nói rằng người ta ở đời, không có thường thức, không được; mà ai có nhiều thường thức chừng nào, hay chừng nấy, tiện lợi cho đời mình chừng nấy. Ôi! nói...

Pages 381234 »
Facebook Digg Stumbleupon Favorites More