Sarvepalli Radhakrishnan (1888 - 91975)
LỜI DỊCH GIẢ
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên nhũng hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó. Trên thế giới hiện nay, hơn bất cứ dân tộc nào, chỉ có dân tộc Việt Nam mới cảm nhận được một cách sâu xa và thấm thía tất cả những hậu quả đó.
Nhưng, trong cái thời đại mà con người rất tự hào về nền văn minh của mình, đã đặt được chân lên nguyệt cầu, tóm lại, là đã chinh phục được thiên nhiên, đã lột bỏ được lôi sống của “rừng rú”, người ta có còn nên dùng hình thức chém giết, chết chóc và tàn phá để giải quyết những sự bất đồng về quyền lợi kinh tế, chế độ xã hội và ảnh hưởng chính trị nữa không? Những cái đó có giá trị gì cao hơn chính sự sống của chính con người? Đã đến lúc các vấn đề này cần được đặt thẳng với các nhà lãnh đạo thế giới còn chút lương tri, tự gán cho mình cái trách nhiệm đối với vận mệnh nhân loại (dưới, chiêu bài dân chủ, tự do, thường được dùng như một đàn cừu làm công cụ cho những tham vọng cá nhân).
Về vấn đề này, S. Radhankrishnan đã bày tỏ nhiều trong tác phẩm Tôn giáo và Xã hội của ông. Cuốn sách này gồm những bài diễn thuyết ông đọc tại các đại học Caltutta và Benares vào mùa đông năm 1942. Tập sách này chúng tôi trích dịch tập I và II trong tác phẩm nói trên và đặt chung vào một tiêu đề Chiến Tranh Và Bất Bạo Động. Chúng tôi đã không dịch trọn bộ vì những đề mục kia phần nhiều chỉ nói về Ấn Độ, không có tính cách phổ biến. Độc giả nào muốn biết về tư tưởng, nếp sống cũng như những phong tục, tập quán của người Ấn, có thể tìm đọc trong cuốn “Religion and Society” by S.Radhankrishnan do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành.
S. Radhankrishnan là một nhà triết học nỗi tiếng của Ấn Độ hiện đại; ông đã viết rất nhiều sách, trong đó bộ lớn nhất là bộ Triết Học Ấn Độ (Indian Philosophy). Ông cũng là một chính khách có tài. Sau khi Ấn Độ thu hồi thống nhất, ông được bầu làm phó Tổng thống và khi bác sĩ Rajendra Prasad từ trần, ông lên kế vị làm Tổng thống. Năm 1966, vì già yếu, ông đã rời bỏ chính trường để tịnh dưỡng.
Sàigon mùa xuân Canh Tuất
Thích Quảng Độ.
_____________________________________
GIÁ TRỊ GIÁO DỤC
Nếu nền văn minh của chúng tiêu diệt thì đó sẽ không phải là vì ta không biết cách cứu chữa mà là vì ta chống lại cái phương cách cứu chữa, ngay cả khi mà con bệnh gần chết. Chúng ta không đủ năng lực đạo lý và quan niệm xã hội về những nguyên tắc của một xã hội hòa bình và trật tự mới. Mục đích của sự giáo dục không phải để thích ứng chúng ta với hoàn cảnh xã hội mà là để giúp ta chiến đấu chống lại tội ác để xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Thế giới này không phải tiến hóa bằng dã man và đổ máu. Cuộc chiến tranh này không phải là một giai đoạn, không thể tránh trong cuộc chiến đấu cách mạng để đi đến một tương lai hạnh phúc. Chúng ta không phải hoàn toàn chịu sự chi phối của haòn cảnh xã hội như quan điểm tiến hóa chủ trương. Đó là sự thật của con người được phản ảnh trong sự thất bại của xã hội. Liên Minh thất bại là bởi vì thiếu ý chí phục vụ cho Liên Minh. Các cơ cấu chính trị không thể vượt qua nhưng tình cảm và thói quen suy tư của những cá nhân công dân. Sự khôn ngoan về chính trị không thể có trước sự trưởng thành về xã hội. Sự tiến bộ xã hội không thể đạt được bằng những phương tiện bên ngoài, mà nó được quyết định bởi những kinh nghiệm nội tại của con người. Chúng ta phải hoạt động để thay đổi những giá trị và hồi phục tâm linh. Chúng ta tất cả đều nhìn chung lên vì sao, mơ ước dưới cùng một bầu trời, là những người đồng hành trên cùng một hành tinh, và bất luận chúng ta có đi theo những con đường nào để đạt đến chân lý chung cùng, điều đó không quan trọng gì cả. Không phải chỉ có một con đường dẫn đến một mục đích trong đời sống phức tạp này.
Những máy móc từ chiếc bánh xe kéo chỉ tới cái đầu máy đốt ở bên trong là những máy móc có công dụng thuần túy xã hội. Chúng không có một giá trị đạo đức cố hữu nào. Chúng chỉ giá trị nếu chúng lệ thuộc vào những mục đích đạo đức cao hơn. Những phương tiện của sự tiến bộ tự chúng không phải là cứu kính. Thói quen hiểu lầm những giá trị bằng cách lệ thuộc vĩnh viễn vào tạm thời, căn bản vào ngẫu nhiên, lâu dài vào tạm bợ chỉ có thể được gội sạch bằng sự giáo dục lành mạnh. Giáo dục là sự sinh trưởng liên tục của con người trong tâm linh, nó là con đường đưa đến thế giới nội tâm. Tất cả vẻ huy hoàng bên ngoài chỉ là sự phản ánh ánh sáng nội tâm. Giáo dục dự liệu sự lựa chọn và kiên trì với những giá trị cao tột. Chúng ta phải hoạt động cho một cộng đồng ấy dựa trên lý tưởng của chúng ta. Nếu chúng ta là những người tiến bộ thì tính chất là nhân loại, nếu là bảo thủ thì nó là quốc gia, nếu là cộng sản thì nó là vô sản thế giới, nếu là Đức Quốc Xã thì nó là chủng tộc. Quốc gia tự nó chưa phải là cứu kính chung cục. Còn có một cộng đồng rộng lớn hơn đòi hỏi sự trung thành sâu xa nhất của chúng ta.
Các nhà tư tưởng và văn học phải căn nhắc những mục đích cuối cùng của hoạt động chính trị. Qua họ xã hội ý thức được và phê phán những mục đích ấy. Họ là những người bảo vệ các giá trị của một xã hội. Công việc của họ là giáo dục chúng ta ý thức được bản ngã thật của xã hội, giúp ta bồi bổ tâm linh và làm cho tinh thần phong phú. Họ phải giúp chúng ta phát triển tình thân hữu và tình đồng loại giữa các dân tộc trên thế giới. Aristote nói: không có tình thân hữu thì không có công bằng. Các nhà tư tưởng lớn coi nhân loại là đối tượng của tình thương yêu của họ. Thế giới đối với họ là một gia đình. Goethe cảm thấy không thể nào thù ghét được người Pháp. Ông đã viết cho Eckermann: “Đối với tôi, một người yêu chuộng hòa bình và không thích chiến tranh, những bài ca như thế là sẽ là cái mặt nạ không vừa với tôi chút nào. Trong thi ca, tôi chưa bao giờ dối trá. Làm sao tôi có thể viết được những bản nhạc hận thù trong khi tôi không có niềm thù hận trong lòng. Vả lại, giữa chúng ta, tôi không oán ghét người Pháp mặc dầu tôi sẽ cảm ơn Thượng Đế khi chúng ta loại trừ được họ. Với tôi, văn minh và dã man chỉ là hai cái bất đồng về sự quan trọng thì làm sao tôi có thể thù ghét một dân tộc vốn là một trong những dân tộc văn minh nhất thế giới mà phần lớn sự giáo dục của chính tôi cũng phải mang nợ? Nói một cách tổng quát, mối hận thù dân tộc là một điều kỳ dị. Nó luôn luôn mạnh nhất và bạo ngược nhất trong những trình độ văn minh thấp nhất. Nhưng có một điểm mà ở đấy nó sẽ tiêu tan – nơi mà chúng ta vượt hẳn lên trên các quốc gia và cảm nhận niềm vui sướng cũng như nỗi thống khổ của một dân tộc láng giềng tựa hồ cũng như của chính chúng ta”. Thường thì chủ nghĩa ái quốc chỉ là thù hận được ngụy trang bằng những điều kiện có thể chấp nhận được, và hấp dẫn người dân thường bằng những bộ đồng phục, những huy chương và những bản thánh ca ngọt ngào. Tình yêu thế giới là lý tưởng cứu kính mà tình yêu quốc gia là những phương tiện để đạt đến cứu kính ấy.
Những kẻ thù của chúng ta cũng vẫn là nhân loại. Họ có cùng một phản ứng đối với hạnh phúc và khổ đau. Dưới làn da chúng ta là anh em, chị em. Chúng ta phải tìm lại sự an tĩnh và thanh thản, và cảm thấy bất an trong ngôi nhà điên của thế giới đang trở nên cuồng loạn và tàn bạo ngoài sức chịu đựng. Thế giới này phải được hướng dẫn bằng trí tuệ.
Những nhà trí thức không cần phải đóng vai trò tích cực trong chính trị hay trong một bộ thật sự nào của guồng máy hành chính. Bổn phận đầu tiên của họ là phục vụ xã hội bằng sự thành thật và trí thức chính trực. Họ phải gây nên ý thức xã hội và ý thức trách nhiệm vượt lên trên giới hạn của cộng đồng chính trị. Những ai có thể phụng sự xã hội bằng đường lối ấy thì có bổn phận không tham gia chính trị. Và trong xã hội nào cũng có một thiểu số mà việc tham gia các hoạt động chính trị đối với họ sẽ là sự phản bội chính họ và bại hoại thiên tính. Đứng nguyên ở vị trí của họ, họ giữ được sự trung trực của thiên tính và giúp xã hội tẩy trừ phần nào sự ngu muội. Đứng ngoài vòng tranh chấp là điều kiện để họ cống hiến. Họ phải phụng sự những giá trị xã hội và tâm linh, nhưng rủi ro là những chế độ công lợi đã lệ thuộc những hoạt động xã hội và trí thức vào những mục đích riêng của họ. Chính trị mới là chính trị tôn giáo, xây dựng trên ước vọng giải thoát xã hội. Những người cha tâm linh của chủ nghĩa công lợi là giai cấp trí thức. Nếu những người trí thức từ bỏ quyền lợi và văn hóa và những giá trị tâm linh thì chúng ta không thể đổ lỗi cho những nhà chính trị có trách nhiệm đối với sự an toàn của quốc gia. Nếu viêm thuyền trưởng đặt sự an toàn của con tàu lên quyền lợi của hành khách thì ta không thể trách cứ ông ta. Quốc gia là một phương tiện, không phải là một cứu kính. Chỉ có một số ít người trên thế giới sống cho những giá trị tuyệt đối mà không màng cả sự sống. Những giá trị chính trị và kinh tế là tương đối và hỗ trợ. Chúng là phương tiện để đi đến cứu kính. Những nhà tiên tri giúp ta thấy cái không thể thấy, và chỉ cho ta thấy cái vĩnh viễn trong những hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại. Họ không chú ý đến những giá trị của thế giới này, mà hiến đời mình cho sự thể hiện lẽ thiện. Họ nhìn thấy sự nhất trí và chỉ cho người khác thấy. Họ khiêu dậy tính đồng loại trong chúng ta. Họ có tính can đảm, tinh thần nhã nhặn và nụ cười thanh thản. Trước giờ từ giã cuộc đời, Thomas Naylor, trong di bút cuối cùng, nói: “Có một tinh thần mà tôi cảm thấy, đó là sự sung sướng không làm ác, cũng không trả thù, nhưng vui vẻ chịu đựng tất cả trong niềm hy vọng cuối cùng sẽ an úy tất cả. Hy vọng ấy vượt lên tất cả sự vui, buồn, thiện, ác. Nó thấy suốt tất cả mọi cám dỗ. Vì nó không dính dấp một chút tội ác nên trong tâm tưởng nó cũng không gây tội ác cho ai. Nếu nó bị phản bội, nó sẵn sàng gánh chịu… Nó sinh ra trong khổ đau và lớn lên không một tình thương, nhưng nó không phàn nàn, mà cũng không thốt lời oán trách trách sự thảm sầu và áp bức. Không bao giờ nó sung sướng nhưng luôn luôn đau khổ vì nó bị giết chết cùng với niềm hoan lạc của thế giới. Tôi thấy nó cô độc và bị bỏ rơi, tôi kết tình đồng loại với những người sống trong những chỗ hoang liêu và tăm tối”.
Nguồn: Trích từ cuốn Religion and Society của S. Radhankrishnan, bản dịch của thầy Thích Quảng Độ, thuvienhoasen.org.
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên nhũng hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó. Trên thế giới hiện nay, hơn bất cứ dân tộc nào, chỉ có dân tộc Việt Nam mới cảm nhận được một cách sâu xa và thấm thía tất cả những hậu quả đó.
Nhưng, trong cái thời đại mà con người rất tự hào về nền văn minh của mình, đã đặt được chân lên nguyệt cầu, tóm lại, là đã chinh phục được thiên nhiên, đã lột bỏ được lôi sống của “rừng rú”, người ta có còn nên dùng hình thức chém giết, chết chóc và tàn phá để giải quyết những sự bất đồng về quyền lợi kinh tế, chế độ xã hội và ảnh hưởng chính trị nữa không? Những cái đó có giá trị gì cao hơn chính sự sống của chính con người? Đã đến lúc các vấn đề này cần được đặt thẳng với các nhà lãnh đạo thế giới còn chút lương tri, tự gán cho mình cái trách nhiệm đối với vận mệnh nhân loại (dưới, chiêu bài dân chủ, tự do, thường được dùng như một đàn cừu làm công cụ cho những tham vọng cá nhân).
Về vấn đề này, S. Radhankrishnan đã bày tỏ nhiều trong tác phẩm Tôn giáo và Xã hội của ông. Cuốn sách này gồm những bài diễn thuyết ông đọc tại các đại học Caltutta và Benares vào mùa đông năm 1942. Tập sách này chúng tôi trích dịch tập I và II trong tác phẩm nói trên và đặt chung vào một tiêu đề Chiến Tranh Và Bất Bạo Động. Chúng tôi đã không dịch trọn bộ vì những đề mục kia phần nhiều chỉ nói về Ấn Độ, không có tính cách phổ biến. Độc giả nào muốn biết về tư tưởng, nếp sống cũng như những phong tục, tập quán của người Ấn, có thể tìm đọc trong cuốn “Religion and Society” by S.Radhankrishnan do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành.
S. Radhankrishnan là một nhà triết học nỗi tiếng của Ấn Độ hiện đại; ông đã viết rất nhiều sách, trong đó bộ lớn nhất là bộ Triết Học Ấn Độ (Indian Philosophy). Ông cũng là một chính khách có tài. Sau khi Ấn Độ thu hồi thống nhất, ông được bầu làm phó Tổng thống và khi bác sĩ Rajendra Prasad từ trần, ông lên kế vị làm Tổng thống. Năm 1966, vì già yếu, ông đã rời bỏ chính trường để tịnh dưỡng.
Sàigon mùa xuân Canh Tuất
Thích Quảng Độ.
_____________________________________
GIÁ TRỊ GIÁO DỤC
Nếu nền văn minh của chúng tiêu diệt thì đó sẽ không phải là vì ta không biết cách cứu chữa mà là vì ta chống lại cái phương cách cứu chữa, ngay cả khi mà con bệnh gần chết. Chúng ta không đủ năng lực đạo lý và quan niệm xã hội về những nguyên tắc của một xã hội hòa bình và trật tự mới. Mục đích của sự giáo dục không phải để thích ứng chúng ta với hoàn cảnh xã hội mà là để giúp ta chiến đấu chống lại tội ác để xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Thế giới này không phải tiến hóa bằng dã man và đổ máu. Cuộc chiến tranh này không phải là một giai đoạn, không thể tránh trong cuộc chiến đấu cách mạng để đi đến một tương lai hạnh phúc. Chúng ta không phải hoàn toàn chịu sự chi phối của haòn cảnh xã hội như quan điểm tiến hóa chủ trương. Đó là sự thật của con người được phản ảnh trong sự thất bại của xã hội. Liên Minh thất bại là bởi vì thiếu ý chí phục vụ cho Liên Minh. Các cơ cấu chính trị không thể vượt qua nhưng tình cảm và thói quen suy tư của những cá nhân công dân. Sự khôn ngoan về chính trị không thể có trước sự trưởng thành về xã hội. Sự tiến bộ xã hội không thể đạt được bằng những phương tiện bên ngoài, mà nó được quyết định bởi những kinh nghiệm nội tại của con người. Chúng ta phải hoạt động để thay đổi những giá trị và hồi phục tâm linh. Chúng ta tất cả đều nhìn chung lên vì sao, mơ ước dưới cùng một bầu trời, là những người đồng hành trên cùng một hành tinh, và bất luận chúng ta có đi theo những con đường nào để đạt đến chân lý chung cùng, điều đó không quan trọng gì cả. Không phải chỉ có một con đường dẫn đến một mục đích trong đời sống phức tạp này.
Những máy móc từ chiếc bánh xe kéo chỉ tới cái đầu máy đốt ở bên trong là những máy móc có công dụng thuần túy xã hội. Chúng không có một giá trị đạo đức cố hữu nào. Chúng chỉ giá trị nếu chúng lệ thuộc vào những mục đích đạo đức cao hơn. Những phương tiện của sự tiến bộ tự chúng không phải là cứu kính. Thói quen hiểu lầm những giá trị bằng cách lệ thuộc vĩnh viễn vào tạm thời, căn bản vào ngẫu nhiên, lâu dài vào tạm bợ chỉ có thể được gội sạch bằng sự giáo dục lành mạnh. Giáo dục là sự sinh trưởng liên tục của con người trong tâm linh, nó là con đường đưa đến thế giới nội tâm. Tất cả vẻ huy hoàng bên ngoài chỉ là sự phản ánh ánh sáng nội tâm. Giáo dục dự liệu sự lựa chọn và kiên trì với những giá trị cao tột. Chúng ta phải hoạt động cho một cộng đồng ấy dựa trên lý tưởng của chúng ta. Nếu chúng ta là những người tiến bộ thì tính chất là nhân loại, nếu là bảo thủ thì nó là quốc gia, nếu là cộng sản thì nó là vô sản thế giới, nếu là Đức Quốc Xã thì nó là chủng tộc. Quốc gia tự nó chưa phải là cứu kính chung cục. Còn có một cộng đồng rộng lớn hơn đòi hỏi sự trung thành sâu xa nhất của chúng ta.
Các nhà tư tưởng và văn học phải căn nhắc những mục đích cuối cùng của hoạt động chính trị. Qua họ xã hội ý thức được và phê phán những mục đích ấy. Họ là những người bảo vệ các giá trị của một xã hội. Công việc của họ là giáo dục chúng ta ý thức được bản ngã thật của xã hội, giúp ta bồi bổ tâm linh và làm cho tinh thần phong phú. Họ phải giúp chúng ta phát triển tình thân hữu và tình đồng loại giữa các dân tộc trên thế giới. Aristote nói: không có tình thân hữu thì không có công bằng. Các nhà tư tưởng lớn coi nhân loại là đối tượng của tình thương yêu của họ. Thế giới đối với họ là một gia đình. Goethe cảm thấy không thể nào thù ghét được người Pháp. Ông đã viết cho Eckermann: “Đối với tôi, một người yêu chuộng hòa bình và không thích chiến tranh, những bài ca như thế là sẽ là cái mặt nạ không vừa với tôi chút nào. Trong thi ca, tôi chưa bao giờ dối trá. Làm sao tôi có thể viết được những bản nhạc hận thù trong khi tôi không có niềm thù hận trong lòng. Vả lại, giữa chúng ta, tôi không oán ghét người Pháp mặc dầu tôi sẽ cảm ơn Thượng Đế khi chúng ta loại trừ được họ. Với tôi, văn minh và dã man chỉ là hai cái bất đồng về sự quan trọng thì làm sao tôi có thể thù ghét một dân tộc vốn là một trong những dân tộc văn minh nhất thế giới mà phần lớn sự giáo dục của chính tôi cũng phải mang nợ? Nói một cách tổng quát, mối hận thù dân tộc là một điều kỳ dị. Nó luôn luôn mạnh nhất và bạo ngược nhất trong những trình độ văn minh thấp nhất. Nhưng có một điểm mà ở đấy nó sẽ tiêu tan – nơi mà chúng ta vượt hẳn lên trên các quốc gia và cảm nhận niềm vui sướng cũng như nỗi thống khổ của một dân tộc láng giềng tựa hồ cũng như của chính chúng ta”. Thường thì chủ nghĩa ái quốc chỉ là thù hận được ngụy trang bằng những điều kiện có thể chấp nhận được, và hấp dẫn người dân thường bằng những bộ đồng phục, những huy chương và những bản thánh ca ngọt ngào. Tình yêu thế giới là lý tưởng cứu kính mà tình yêu quốc gia là những phương tiện để đạt đến cứu kính ấy.
Những kẻ thù của chúng ta cũng vẫn là nhân loại. Họ có cùng một phản ứng đối với hạnh phúc và khổ đau. Dưới làn da chúng ta là anh em, chị em. Chúng ta phải tìm lại sự an tĩnh và thanh thản, và cảm thấy bất an trong ngôi nhà điên của thế giới đang trở nên cuồng loạn và tàn bạo ngoài sức chịu đựng. Thế giới này phải được hướng dẫn bằng trí tuệ.
Những nhà trí thức không cần phải đóng vai trò tích cực trong chính trị hay trong một bộ thật sự nào của guồng máy hành chính. Bổn phận đầu tiên của họ là phục vụ xã hội bằng sự thành thật và trí thức chính trực. Họ phải gây nên ý thức xã hội và ý thức trách nhiệm vượt lên trên giới hạn của cộng đồng chính trị. Những ai có thể phụng sự xã hội bằng đường lối ấy thì có bổn phận không tham gia chính trị. Và trong xã hội nào cũng có một thiểu số mà việc tham gia các hoạt động chính trị đối với họ sẽ là sự phản bội chính họ và bại hoại thiên tính. Đứng nguyên ở vị trí của họ, họ giữ được sự trung trực của thiên tính và giúp xã hội tẩy trừ phần nào sự ngu muội. Đứng ngoài vòng tranh chấp là điều kiện để họ cống hiến. Họ phải phụng sự những giá trị xã hội và tâm linh, nhưng rủi ro là những chế độ công lợi đã lệ thuộc những hoạt động xã hội và trí thức vào những mục đích riêng của họ. Chính trị mới là chính trị tôn giáo, xây dựng trên ước vọng giải thoát xã hội. Những người cha tâm linh của chủ nghĩa công lợi là giai cấp trí thức. Nếu những người trí thức từ bỏ quyền lợi và văn hóa và những giá trị tâm linh thì chúng ta không thể đổ lỗi cho những nhà chính trị có trách nhiệm đối với sự an toàn của quốc gia. Nếu viêm thuyền trưởng đặt sự an toàn của con tàu lên quyền lợi của hành khách thì ta không thể trách cứ ông ta. Quốc gia là một phương tiện, không phải là một cứu kính. Chỉ có một số ít người trên thế giới sống cho những giá trị tuyệt đối mà không màng cả sự sống. Những giá trị chính trị và kinh tế là tương đối và hỗ trợ. Chúng là phương tiện để đi đến cứu kính. Những nhà tiên tri giúp ta thấy cái không thể thấy, và chỉ cho ta thấy cái vĩnh viễn trong những hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại. Họ không chú ý đến những giá trị của thế giới này, mà hiến đời mình cho sự thể hiện lẽ thiện. Họ nhìn thấy sự nhất trí và chỉ cho người khác thấy. Họ khiêu dậy tính đồng loại trong chúng ta. Họ có tính can đảm, tinh thần nhã nhặn và nụ cười thanh thản. Trước giờ từ giã cuộc đời, Thomas Naylor, trong di bút cuối cùng, nói: “Có một tinh thần mà tôi cảm thấy, đó là sự sung sướng không làm ác, cũng không trả thù, nhưng vui vẻ chịu đựng tất cả trong niềm hy vọng cuối cùng sẽ an úy tất cả. Hy vọng ấy vượt lên tất cả sự vui, buồn, thiện, ác. Nó thấy suốt tất cả mọi cám dỗ. Vì nó không dính dấp một chút tội ác nên trong tâm tưởng nó cũng không gây tội ác cho ai. Nếu nó bị phản bội, nó sẵn sàng gánh chịu… Nó sinh ra trong khổ đau và lớn lên không một tình thương, nhưng nó không phàn nàn, mà cũng không thốt lời oán trách trách sự thảm sầu và áp bức. Không bao giờ nó sung sướng nhưng luôn luôn đau khổ vì nó bị giết chết cùng với niềm hoan lạc của thế giới. Tôi thấy nó cô độc và bị bỏ rơi, tôi kết tình đồng loại với những người sống trong những chỗ hoang liêu và tăm tối”.
Nguồn: Trích từ cuốn Religion and Society của S. Radhankrishnan, bản dịch của thầy Thích Quảng Độ, thuvienhoasen.org.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét