Karl Marx (1818 - 1883) |
Học thuyết Mác, ít ra là thời trẻ hay trong giai đoạn đầu vẫn thường hay nói đến khái niệm sự vong thân. Nên nói cách khác, hai cái cốt lõi tạo nên hệ thống lý thuyết của Mác là ý niệm vong thân và ý niệm xã hội cộng sản không giai cấp.
Điều này đúng ra cả những người cộng sản và những người phản đối cộng sản tức phản đối mác xít ngày nay phải cần nên biết. Bởi vì có hiểu sâu về hai phần này mới thật sự hiểu rõ về Mác, và ý nghĩa cộng sản mới trở nên tự giác mà không phải mơ hồ, cũng như ý nghĩa không thích cộng sản mới trở nên có cơ sở mà không phải chỉ mù quáng hoặc hoàn toàn cảm tính. Tất nhiên nói như vậy là nói đối với những người có lý tưởng theo đuổi hay có tinh thần vì xã hội thật sự mà không phải chỉ vì các thị hiếu nhất thời hay các quyền lợi riêng nhỏ hẹp hay cá nhân của mình.
Vậy ý nghĩa của khái niệm sự vong thân là gì ? Ý niệm sự vong thân (alienation) khởi thủy xuất phát từ nhà triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 –1831), là nhà triết học duy tâm người Đức nổi danh và đã được Karl Heinrich Marx (1818 –1883), tức Mác, nhà tư tưởng duy vật lấy lại. Hegel cho khởi thủy của tồn tại vũ trụ là Tinh thần như một thực thể ngầm ẩn, vô hình, nhưng mang tính siêu nhiên tuyệt đối. Khi thực thể Tinh thần đó tự phóng mình ra bên ngoài nó để trở thành tồn tại vũ trụ và thế giới cụ thể, đó chính là sự vong thân của nó. Vong thân có nghĩa là tự đánh mất bản thân của mình để trở thành cái gì đó trái lại, hay khác hẳn với mình.
Mác đã lấy lại ý tưởng cơ bản này của Hegel, nhưng ông là nhà duy vật, nên đã chủ trương lật ngược Hegel lại như ông vẫn nói, và khái niệm vong thân được dùng hoàn toàn trong ý nghĩa con người nơi xã hội. Mác cho rằng xã hội tư bản chủ nghĩa là xã hội vong thân, giai cấp tư bản vong thân và giai cấp công nhân cũng vong thân. Giai cấp tư bản vong thân vì chỉ biết chạy theo lợi nhuận, lấy đồng tiền làm mục đích mà đánh mất bản thân con người tự nhiên của mình. Giới công nhân cũng vong thân, vì sản phẩm kinh tế mình làm ra không phải của mình mà là sở hữu của người khác, tức là giới tư bản, coi như vong thân trong cuộc sống nghèo khổ và trong lao động không nhằm cho chính mục đích riêng. Mác lấy ví dụ công nhân xây nhà nhưng nhà đó là của người khác, không phải sở hữu của mình.
Từ trên cơ sở đó, Mác cho rằng nguồn gốc của vong thân nơi con người và xã hội chính là quyền tư hữu. Bởi vậy để chống lại vong thân, hay xóa bỏ vong thân và cứu vớt xã hội, cứu vớt con người, trả lại bản thân tự có cho con người, thì nhất thiết phải tiêu diệt quyền tư hữu, tiến tới xã hội cộng sản trong tương lai không còn giai cấp, không còn sự vong thân. Bài toán giải quyết về mặt kinh tế xã hội của Mác chính là sự làm ăn tập thể, theo kế hoạch hóa của toàn xã hội mà không theo nguyên tắc tự đầu tư kinh doanh của giai cấp tư bản làm ăn cá thể và riêng lẻ nữa. Đây cũng là chính sách kinh tế tập thể thời Lênin, thời công nông trường ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, hay giai đoạn kinh tế bao cấp và làm chủ tập thể hợp tác xã thời kỳ Lê Duẩn ở Việt Nam.
Nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy việc làm ăn tập thể hay sự hợp tác hóa sản xuất theo mô hình công nông trường đã hoàn toàn thất bại từ cả thời Lênin, đến cả thời Mao Trạch Đông và thời của Lê Duẩn. Các chính sách đổi mới của Liên Xô, của Trung Quốc, và sau này của Việt Nam đều đã cho thấy điều đó. Có nghĩa lý luận kinh tế xã hội của Mác đã không dựa trên thực chất tâm lý khách quan, tự nhiên của cá nhân con người mà chỉ suy đoán kiểu trừu tượng, tưởng tượng, tư biện thuần túy nên thực tế đã xa rời thực tại và bị thất bại.
Nhưng ở đây không cần mở rộng ra thêm mà chỉ quy lại ý nghĩa của khái niệm vong thân. Nói khác Mác cho rằng trong xã hội tư bản hay tư sản, con người vong thân về mặt kinh tế, mặt xã hội, mặt tinh thần, hay nói chung là cả mặt đời sống và mặt văn hóa. Mác cho rằng xã hội tư bản là xã hội suy đồi về văn hóa, nên phải giải phóng nó để tạo nên xã hội vô sản cũng là nhằm chấm dứt mọi sự vong thân. Tuy nhiên, thực tế, khi Lênin lần đầu tiên thiết lập nền chuyên chính vô sản, thì hầu mọi cá nhân đều phải tuân thủ một cách triệt để máy móc theo lệnh lạc của nhà nước, mà đỉnh cao nhất là xã hội chuyên đoán toàn diện thời Stalin, cũng có nghĩa mọi sự vong thân của cá nhân và xã hội đều đã đạt đến đỉnh điểm cao nhất. Dưới thời của Mao Trạch Đông và thời kỳ ang ca của khmer đỏ đều không khác gì điều ấy. Nguyên [cả] xã hội đánh mất bản thân chính mình, thành tuyệt đối giả đối, thành ra bản thân khác, con người khác với điều tự có ban đầu trước đó của mình. Khái niệm chống vong thân của Mác đã trở thành như cái bumêriêng của thổ dân Úc châu khi ném đi lại quay về chính chỗ khởi điểm của nó.
Có nghĩa mọi sự vong thân của cá nhân và xã hội con người trong các chế độ toàn trị đều thật sự hết sức nặng nề, không bất kỳ cá nhân nào thoát ra khỏi được, và nó thành xã hội vong thân toàn diện nhất, còn hơn cả trong chế độ tư bản mà Mác đã từng lên án. Bởi vì khi mọi người không còn có quyền phê phán, không có quyền ngôn luận đúng nghĩa, luôn luôn phải đánh mất bản thân mình vì sợ hãi sự nguy hiểm do người khác mang lại, thì quả cá nhân đó cũng tự đánh mất chính bản thân hay toàn thể xã hội không còn tự chủ, không còn khách quan, tự nhiên nữa, thì đó nếu không phải là sự vong thân thì gọi là gì tất mọi người cũng đều thấy.
Thời kỳ miền Nam cũ trước đây, các Giáo sư triết học như Trần Văn Toàn, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung v.v… ở Đại học Huế và Đại học Sài gòn đều hay thích nói đến Mác và đến ý nghĩa vong thân của con người và xã hội mà chính Mác đề ra và nhấn mạnh. Nhưng thật sự, từ sau năm 75 trở lại đây không còn nghe trong xã hội có ai còn nhắc đến khái niệm vong thân của Mác nữa. Hầu như người ta đã quá quen với sự vong thân nên coi nó như không còn nữa hay cũng không còn gì để nói khi hoàn cảnh xã hội đã hoàn toàn biến chuyển và đổi khác.
Thế nhưng nếu theo ý nghĩa sự vong thân của Mác, thì mọi sự biến đổi con người xa rời với chính bản thân mình chính là sự vong thân thực chất hay thực tế nhất. Chẳng hạn trong giáo dục nếu chỉ theo một chiều, trong truyền thông đại chúng nếu mọi nguồn thông tin đều không khách quan hay có sự định hướng hoặc hạn chế, làm cho cá nhân và xã hội đi xa trong cự ly đối với sự thật vốn có về nhiều phương diện hay về mọi mặt, thì đó nếu không phải tạo nên chính các cá nhân hay toàn xã hội vong thân thì gọi là gì. Có nghĩa chính những điều ban đầu do Mác hăng hái và lý tưởng hô hào cũng như chủ trương, cuối cùng chỉ đi ngược lại với chính ý nguyện ngay tình của Mác nơi xuất phát điểm của Mác, có phải chăng là chuyện gậy ông đập lưng ông khiến cho bao người buộc phải suy nghĩ.
Nên nói chung lại, cả về mặt kinh tế xã hội chính trị lẫn quan điểm nhân bản, hầu như mọi lý tưởng ban đầu của Mác thực sự trong thực tế đều bị phản lại. Kiểu như trường hợp Tố Hữu đã từng làm thơ khóc Stalin một cách trình diễn và giả dối, đó quả là sự vong thân thượng đẳng nhất. Đó chính là sự tự đánh mất bản thân mình vì người khác, và cũng khiến cho nhiều người khác phải vong thân theo nhất là giới học sinh đọc các tác phẩm thi ca của Tố Hữu, thật quả là hệ thống vong thân dây chuyền mà có lẽ chính bản thân Mác ban đầu cũng không hề tiên liệu hay không hề ngờ tới. Vậy kết luận lại, Mác ngay từ đầu đã tự mình vong thân, hay ông chỉ khiến cho người khác vong thân, hoặc chính những người theo ông chỉ nhân danh ông để phản lại ông, và khiến cho ông đã trở thành chính tác giả đầu tiên cho sự vong thân toàn diện và đại trà nhất trong một giai đoạn đã vốn kéo dài rất lâu của toàn thể lịch sử xã hội loài người mà trước đó có thể chưa hề bao giờ có.
Võ Hưng Thanh
Điều này đúng ra cả những người cộng sản và những người phản đối cộng sản tức phản đối mác xít ngày nay phải cần nên biết. Bởi vì có hiểu sâu về hai phần này mới thật sự hiểu rõ về Mác, và ý nghĩa cộng sản mới trở nên tự giác mà không phải mơ hồ, cũng như ý nghĩa không thích cộng sản mới trở nên có cơ sở mà không phải chỉ mù quáng hoặc hoàn toàn cảm tính. Tất nhiên nói như vậy là nói đối với những người có lý tưởng theo đuổi hay có tinh thần vì xã hội thật sự mà không phải chỉ vì các thị hiếu nhất thời hay các quyền lợi riêng nhỏ hẹp hay cá nhân của mình.
Vậy ý nghĩa của khái niệm sự vong thân là gì ? Ý niệm sự vong thân (alienation) khởi thủy xuất phát từ nhà triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 –1831), là nhà triết học duy tâm người Đức nổi danh và đã được Karl Heinrich Marx (1818 –1883), tức Mác, nhà tư tưởng duy vật lấy lại. Hegel cho khởi thủy của tồn tại vũ trụ là Tinh thần như một thực thể ngầm ẩn, vô hình, nhưng mang tính siêu nhiên tuyệt đối. Khi thực thể Tinh thần đó tự phóng mình ra bên ngoài nó để trở thành tồn tại vũ trụ và thế giới cụ thể, đó chính là sự vong thân của nó. Vong thân có nghĩa là tự đánh mất bản thân của mình để trở thành cái gì đó trái lại, hay khác hẳn với mình.
Mác đã lấy lại ý tưởng cơ bản này của Hegel, nhưng ông là nhà duy vật, nên đã chủ trương lật ngược Hegel lại như ông vẫn nói, và khái niệm vong thân được dùng hoàn toàn trong ý nghĩa con người nơi xã hội. Mác cho rằng xã hội tư bản chủ nghĩa là xã hội vong thân, giai cấp tư bản vong thân và giai cấp công nhân cũng vong thân. Giai cấp tư bản vong thân vì chỉ biết chạy theo lợi nhuận, lấy đồng tiền làm mục đích mà đánh mất bản thân con người tự nhiên của mình. Giới công nhân cũng vong thân, vì sản phẩm kinh tế mình làm ra không phải của mình mà là sở hữu của người khác, tức là giới tư bản, coi như vong thân trong cuộc sống nghèo khổ và trong lao động không nhằm cho chính mục đích riêng. Mác lấy ví dụ công nhân xây nhà nhưng nhà đó là của người khác, không phải sở hữu của mình.
Từ trên cơ sở đó, Mác cho rằng nguồn gốc của vong thân nơi con người và xã hội chính là quyền tư hữu. Bởi vậy để chống lại vong thân, hay xóa bỏ vong thân và cứu vớt xã hội, cứu vớt con người, trả lại bản thân tự có cho con người, thì nhất thiết phải tiêu diệt quyền tư hữu, tiến tới xã hội cộng sản trong tương lai không còn giai cấp, không còn sự vong thân. Bài toán giải quyết về mặt kinh tế xã hội của Mác chính là sự làm ăn tập thể, theo kế hoạch hóa của toàn xã hội mà không theo nguyên tắc tự đầu tư kinh doanh của giai cấp tư bản làm ăn cá thể và riêng lẻ nữa. Đây cũng là chính sách kinh tế tập thể thời Lênin, thời công nông trường ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, hay giai đoạn kinh tế bao cấp và làm chủ tập thể hợp tác xã thời kỳ Lê Duẩn ở Việt Nam.
Nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy việc làm ăn tập thể hay sự hợp tác hóa sản xuất theo mô hình công nông trường đã hoàn toàn thất bại từ cả thời Lênin, đến cả thời Mao Trạch Đông và thời của Lê Duẩn. Các chính sách đổi mới của Liên Xô, của Trung Quốc, và sau này của Việt Nam đều đã cho thấy điều đó. Có nghĩa lý luận kinh tế xã hội của Mác đã không dựa trên thực chất tâm lý khách quan, tự nhiên của cá nhân con người mà chỉ suy đoán kiểu trừu tượng, tưởng tượng, tư biện thuần túy nên thực tế đã xa rời thực tại và bị thất bại.
Nhưng ở đây không cần mở rộng ra thêm mà chỉ quy lại ý nghĩa của khái niệm vong thân. Nói khác Mác cho rằng trong xã hội tư bản hay tư sản, con người vong thân về mặt kinh tế, mặt xã hội, mặt tinh thần, hay nói chung là cả mặt đời sống và mặt văn hóa. Mác cho rằng xã hội tư bản là xã hội suy đồi về văn hóa, nên phải giải phóng nó để tạo nên xã hội vô sản cũng là nhằm chấm dứt mọi sự vong thân. Tuy nhiên, thực tế, khi Lênin lần đầu tiên thiết lập nền chuyên chính vô sản, thì hầu mọi cá nhân đều phải tuân thủ một cách triệt để máy móc theo lệnh lạc của nhà nước, mà đỉnh cao nhất là xã hội chuyên đoán toàn diện thời Stalin, cũng có nghĩa mọi sự vong thân của cá nhân và xã hội đều đã đạt đến đỉnh điểm cao nhất. Dưới thời của Mao Trạch Đông và thời kỳ ang ca của khmer đỏ đều không khác gì điều ấy. Nguyên [cả] xã hội đánh mất bản thân chính mình, thành tuyệt đối giả đối, thành ra bản thân khác, con người khác với điều tự có ban đầu trước đó của mình. Khái niệm chống vong thân của Mác đã trở thành như cái bumêriêng của thổ dân Úc châu khi ném đi lại quay về chính chỗ khởi điểm của nó.
Có nghĩa mọi sự vong thân của cá nhân và xã hội con người trong các chế độ toàn trị đều thật sự hết sức nặng nề, không bất kỳ cá nhân nào thoát ra khỏi được, và nó thành xã hội vong thân toàn diện nhất, còn hơn cả trong chế độ tư bản mà Mác đã từng lên án. Bởi vì khi mọi người không còn có quyền phê phán, không có quyền ngôn luận đúng nghĩa, luôn luôn phải đánh mất bản thân mình vì sợ hãi sự nguy hiểm do người khác mang lại, thì quả cá nhân đó cũng tự đánh mất chính bản thân hay toàn thể xã hội không còn tự chủ, không còn khách quan, tự nhiên nữa, thì đó nếu không phải là sự vong thân thì gọi là gì tất mọi người cũng đều thấy.
Thời kỳ miền Nam cũ trước đây, các Giáo sư triết học như Trần Văn Toàn, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung v.v… ở Đại học Huế và Đại học Sài gòn đều hay thích nói đến Mác và đến ý nghĩa vong thân của con người và xã hội mà chính Mác đề ra và nhấn mạnh. Nhưng thật sự, từ sau năm 75 trở lại đây không còn nghe trong xã hội có ai còn nhắc đến khái niệm vong thân của Mác nữa. Hầu như người ta đã quá quen với sự vong thân nên coi nó như không còn nữa hay cũng không còn gì để nói khi hoàn cảnh xã hội đã hoàn toàn biến chuyển và đổi khác.
Thế nhưng nếu theo ý nghĩa sự vong thân của Mác, thì mọi sự biến đổi con người xa rời với chính bản thân mình chính là sự vong thân thực chất hay thực tế nhất. Chẳng hạn trong giáo dục nếu chỉ theo một chiều, trong truyền thông đại chúng nếu mọi nguồn thông tin đều không khách quan hay có sự định hướng hoặc hạn chế, làm cho cá nhân và xã hội đi xa trong cự ly đối với sự thật vốn có về nhiều phương diện hay về mọi mặt, thì đó nếu không phải tạo nên chính các cá nhân hay toàn xã hội vong thân thì gọi là gì. Có nghĩa chính những điều ban đầu do Mác hăng hái và lý tưởng hô hào cũng như chủ trương, cuối cùng chỉ đi ngược lại với chính ý nguyện ngay tình của Mác nơi xuất phát điểm của Mác, có phải chăng là chuyện gậy ông đập lưng ông khiến cho bao người buộc phải suy nghĩ.
Nên nói chung lại, cả về mặt kinh tế xã hội chính trị lẫn quan điểm nhân bản, hầu như mọi lý tưởng ban đầu của Mác thực sự trong thực tế đều bị phản lại. Kiểu như trường hợp Tố Hữu đã từng làm thơ khóc Stalin một cách trình diễn và giả dối, đó quả là sự vong thân thượng đẳng nhất. Đó chính là sự tự đánh mất bản thân mình vì người khác, và cũng khiến cho nhiều người khác phải vong thân theo nhất là giới học sinh đọc các tác phẩm thi ca của Tố Hữu, thật quả là hệ thống vong thân dây chuyền mà có lẽ chính bản thân Mác ban đầu cũng không hề tiên liệu hay không hề ngờ tới. Vậy kết luận lại, Mác ngay từ đầu đã tự mình vong thân, hay ông chỉ khiến cho người khác vong thân, hoặc chính những người theo ông chỉ nhân danh ông để phản lại ông, và khiến cho ông đã trở thành chính tác giả đầu tiên cho sự vong thân toàn diện và đại trà nhất trong một giai đoạn đã vốn kéo dài rất lâu của toàn thể lịch sử xã hội loài người mà trước đó có thể chưa hề bao giờ có.
Võ Hưng Thanh
1 nhận xét:
Bài viết rất hay và đúng với những điều được các giáo sư trước đây cũng như các sách nghiên cứu trung lập về Mark đề xuất!
Đăng nhận xét