Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Văn minh tân học sách




Đầu thế kỷ XX, ở nước ta xuất hiện một tác phẩm chữ Hán của tác giả vô danh nhan đề "Văn Minh Tân Học Sách" (文明新學策). Cuốn này ra đời trước khi xuất hiện phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục (trước năm 1905), sau này dùng làm tài liệu giáo khoa của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, năm 1907. Văn Minh Tân Học Sách là một áng văn nghị luận, bàn về văn minh ta, văn minh Tây, nêu lên những nguyên nhân làm cho nước ta chậm tiến, ngưng trệ kéo dài, đồng thời đưa ra những biện pháp văn hóa và kinh tế nhằm đưa nước ta tiến kịp phương Tây. Văn Minh Tân Học Sách nhấn mạnh: "Văn minh là chủ nghĩa mở mang trí khôn cho dân" và "chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh". Những mặt văn minh Tây khác Ta cần phải học tập bao gồm:

- Nhân dân châu Âu được tư do tư tưởng, tự do viết sách bày tỏ ý kiến của mình, nên mọi phát kiến đều "ngày một mới, tháng một lạ". Ở ta thì sợ phạm húy, sợ vượt bề trên... toàn đăng huyền thoại, truyền thuyết, chích quái, lòe loẹt... mà chẳng mở mang dân trí. Ôi, nếu không biết đến sách báo mới thì thôi, chứ đã biết đến mà lại bưng bịt che lấp đi, khiến cho không nghe, không thấy chuyện gì, để tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thế, thiệt nên lấy làm đau đớn!".

- Chế độ giáo dục châu Âu nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết thực... còn ở ta toàn học sách Tàu, nói lại lời cổ nhân, thơ phú, văn biền ngẫu... không chịu giảng đến cái học phú cường cơ xảo của nước ngoài.

- Chế độ chính trị châu Âu là lập hiến, cộng hòa, bàn việc gì cũng khai hội, ai nấy đều góp ý, sớm sửa đi, chiều sửa lại, cốt làm sao cho đúng chân lý, hợp tình hình. Còn ở ta, hành chính thì cứng nhắc, nhân sự thì im lìm, cứ làm theo lệ cũ, không chịu xem xét kiến thức, luật ban hành ra dân không hề được tham khảo, đọc trước. bàn luận trước sau.

- Người Âu coi nước và dân có quan hệ mật thiết, còn ở ta chỉ có trên áp chế dưới, dân phải phục tùng. Người Âu thích mạo hiểm, xem thường nguy nan, còn người nước ta thì chỉ thích yên một chỗ, không hề biết đến nước nào khác.

Sau này Văn Minh Tân Học sách được học giả Đặng Thai Mai dịch sang chữ quốc ngữ, in trong cuốn :"Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20". Cuốn sách vần như một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội Việt nam vẫn còn bị những tư tưởng, tập quá cổ hủ ấy chi phối, trói buộc.

Nguồn: Bùi Quang Minh FB

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Facebook Digg Stumbleupon Favorites More